Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.
Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệu và Fannpage FB là Phatxit.net お金&おとく
Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.
Quản lý Tiền trong gia đình à, Làm thế nào thì được nhỉ?
Bài viết này dành cho các bạn quan tâm đến quản lý tài chính gia đình.
Bài này sẽ giới thiệu cách tạo ra “sổ quản lý chi tiêu”, sao cho bạn ko cảm thấy phiền hà, khó khăn, mà rất dễ duy trì việc quản lý liên tục và hiệu quả.
Sẽ giải thích đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể. Hãy đọc hết bài này và tham khảo nó trong gia đình bạn nhé.
Vừa đỡ mất công sức và thời gian, lại biết đúng những điều mà bạn quan tâm, chắc sẽ ko để bạn phải thất vọng đâu!
Quản lý chi tiêu là bước đầu tiên đến Tự do tài chính
Trong bài này, mình sẽ tập trung giải thích về cách quản lý chi tiêu để hướng tới tự do tài chính.
Vì mục đích cao nhất của quản lý chi tiêu, chính là tiến gần đến trạng thái tự do!
※ Tự do tài chính, tức là ko cần làm việc vẫn đủ sống. Nghĩa là Chi tiêu < Thu nhập thụ động.
Các loại FIRE, thì mình đã tổng kết như hình dưới này nhé.
bài trên Facebook: FIRE. TỰ DO TÀI CHÍNH! Đây là điều mà có lẽ… – Phatxit.net お金&おとく | Facebook
Mục tiêu của quản lý chi tiêu để Tự do tài chính
Vậy thì mình phải làm gì?
Đầu tiên, cần biết rõ mục tiêu, đó là làm cụ thể ① số Tiền và ② chi tiết trong đó.
② Chi tiết thì tức là cần nắm:
- Sinh hoạt phí cơ bản hàng tháng
- Sinh hoạt phí cơ bản dự trù hàng năm
- Phí để thoải mái, tận hưởng hàng tháng
- Phí để thoải mái, tận hưởng dự trù hàng năm
Chia ra làm 4 mục như trên.
Nội dung cụ thể sẽ như này:
Các loại Tiền | Định kỳ hàng Tháng | Dự trù hàng Năm |
---|---|---|
Sinh hoạt phí cơ bản | ・Nhà cửa ・Điện Ga Nước ・Ăn uống ・Điện thoại, internet ・Nhu yếu phẩm ・Nuôi Xe ・Bảo hiểm tối thiểu | ・Quần áo tối thiểu ・Giầy dép ・Đồ đạc gia dụng ・Thuế, bảo hiểm xã hội ・Viện phí ・Mỹ phẩm |
Phí để thoải mái, tận hưởng | ・Bảo hiểm (để an tâm) ・Thẩm mĩ, làm đẹp ・Nuôi Pet ・Nhậu nhẹt ・Manga, Anime, Game… | ・Quần áo xa xỉ ・Du lịch ・Cưới hỏi ma chay ・Quà cáp |
※ Định kỳ hàng Tháng: tức là khoản tiền chắc chắn phát sinh, đều đặn hàng tháng
※ Dự trù hàng Năm: là khoản tiền ko định kỳ, nhưng có thể phát sinh ngẫu nhiên lúc nào đó
Nếu biết rõ số Tiền cần có, ứng với 4 ô trên thì bạn sẽ biết
Như vậy tức là đã loáng thoáng nhìn thấy con đường đi đến tự do tài chính rồi đó.
Có rất nhiều cách suy nghĩ và cách thực hiện con đường tự do này.
Bài này mình sẽ giới thiệu cụ thể 1 cách làm “sổ quản lý chi tiêu” để hướng tới tự do!
Sự cần thiết của quản lý chi tiêu để Tự do tài chính
Đã hiểu rồi, con đường tới tự do… Nghe ko tồi chút nào, nhưng mà việc ghi chép sổ sách, quản lý chi tiêu thì phiền phức lắm á…
Mình hiểu.
Mình rất hiểu điều đó.
Thì tại vì bản thân mình cũng đã từng va vấp, bỏ cuộc rất nhiều lần.😂
Con người sẽ ko thể duy trì lâu dài công việc phiền phức! Cam đoan luôn đó.
Nhưng, quản lý chi tiêu thì vô cùng cần thiết.
Một người ko biết rõ mình đã dùng bao nhiêu Tiền, thì buộc phải nói là Kiến thức về Tiền bạc thấp. Với tình trạng như vậy, con đường tới tự do sẽ quá xa vời.
Túm lại là:
Cần thiết phải thỏa mãn cả 2 việc này.
Vậy thì hãy cùng đi xem, kể cả với người ghét sự phiền phức như mình, đã làm cách nào để duy trì liên tục việc ghi chép sổ sách chi tiêu, cụ thể và chi tiết nhé!
Sổ sách chi tiêu, 3 bước cơ bản
Vứt bỏ mọi sự phiền phức, xem là biết ngay các mục cần biết, để tạo ra sổ ghi chép chi tiêu như này, thì chỉ cần 3 bước cơ bản!
Sổ sách chi tiêu, Bước 1. Download Money Forward
Đầu tiên, là cài App マネーフォワード ME về Smart phone
マネーフォワード ME là:
nó ko phải hạng vừa đâu.
Rất dễ sử dụng, ko chút phiền phức. Bản miễn phí cũng khá ổn, giúp cắt giảm thời gian rất nhiều trong việc ghi chép lại chi tiêu trong gia đình.♪
Việc ghi chép vào sổ giấy, tập hợp các tờ hóa đơn (レシート) đã lạc hậu quá rồi.
Nếu cứ giữ nguyên cách làm như cũ, thì ko thể duy trì lâu dài được.
Thời đại văn minh nhân loại như này, phải tận dụng “vũ khí” IT.
Nếu nhắm đến tự do, thì cũng phải chú ý đến cách sử dụng thời gian quý giá của mình! Nên việc phát huy App quản lý chi tiêu, là điều ko thể thiếu.
Sổ sách chi tiêu, Bước 2. Liên kết thẻ tín dụng, Ngân hàng
Bước thứ 2 là, liên kết マネーフォワード ME với
Bằng cách này, lý lịch sử dụng thẻ tín dụng, và các khoản trừ từ Ngân hàng, sẽ tự động được cập nhật vào trong App ♪
Bản miễn phí, chỉ liên kết được 4 thứ thôi. Nhà mình dùng nhiều thẻ tín dụng và Ngân hàng lắm…
Với các bạn như trên, thì hãy suy nghĩ lần lượt theo thứ tự từ ① đến ③ như dưới đây:
- Hãy tối thiểu hóa thẻ và ngân hàng được ko?
- Muốn dùng App để theo dõi cái nào nhất?
- Sử dụng bản trả phí có đáng giá trị ko?
Đầu tiên là ①Hãy tối thiểu số lượng thẻ và ngân hàng
Việc dùng nhiều hơn 4 thẻ tín dụng và ngân hàng có thực sự cần thiết ko,
Hãy ra soát lại từng thẻ, từng tài khoản ngân hàng, xem nó được sử dụng vào việc gì, thử suy nghĩ xem có thể lược bỏ đi được ko.
Khi có quá nhiều thẻ và tài khoản, đầu óc cũng sẽ dễ bị loạn. Người có kiến thức về Tiền bạc, sẽ quản lý Tiền 1 cách đơn giản và tối giản.
Trường hợp nhà mình, chỉ cần liên kết ①楽天銀, ②楽天カード, ③Amazon, là đủ để nắm bắt được chi tiêu rồi.
Tiếp theo là ②Muốn dùng App để theo dõi cái nào nhất?
Để quản lý chi tiêu, thì chỉ cần nắm Số Tiền chi ra, và nội dung chi tiết, vậy thôi.
Thành ra, nhưng thứ tài khoản và thẻ ko liên quan thì hãy bỏ qua.
Những thứ như trên thì ko liên kết vào sổ chi tiêu gia đình.
Nếu đã thực hiện 2 điều trên, mà số thẻ và tài khoản nhà bạn vẫn vượt qua con số 4, thì có thể xem xét ③sử dụng bản có trả phí .
Quan điểm cá nhân, thì việc trả mỗi tháng 500 yên cũng đáng giá trị vì nó tiện lợi. Nếu là bản miễn phí, thì chỉ xem được data trong vòng 1 năm thôi…
Nếu bạn vẫn nhất định cứ muốn dùng free, thì có thể tìm hiểu: マネーフォワード for 住信SBIネット銀行
Sổ sách chi tiêu, Bước 3. Phân loại hạng mục theo ý muốn
Theo 4 “hộp” Tiền đã nói ở trên, hãy đi phân loại các khoản theo hạng mục mà bạn muốn.
マネーフォワード ME, ngoài thiết lập tự động, còn có thể chỉnh sửa, thêm bớt hạng mục tùy ý, đây là điểm rất dễ sử dụng.
Cách phân loại hạng mục thế nào, thì tùy life-style của mỗi Nhà, mà các bạn phải tự làm, tự tìm cho mình cách phù hợp nhất. Có thể ban đầu chưa hoàn thiện, nhưng cứ mầy mò, chỉnh sửa, điều chỉnh, dần dần sẽ tốt lên thôi.
Ko ai là hoàn thiện ngay từ đầu cả. Cách làm của nhà mình có thể ko phù hợp với nhà bạn.
Nếu để cho 1 lời khuyên thì đó là:
Càng ít hạng mục thì càng dễ nhìn. Trong App sẽ phân chia hạng mục theo màu dễ nhìn.
Sau đó, sẽ được “sổ ghi chép chi tiêu” trong 1 tháng sẽ kiểu như thế này:
Bạn sẽ nắm được số Tiền nhiều hay ít, và mức độ cân bằng các khoản chi tiêu.
VD như trường hợp của mình thì tháng này tiền ăn tới 13man, trong đó ăn ngoài là hơn 4man.😂 Ăn chơi quá nhiều. haha.
Trong App, cái 中項目 để phân loại nhỏ các khoản chi tiêu, bạn có thể thêm tên, đổi tên, nên tùy theo nhu cầu từng Nhà, mà phân chia theo nơi mua hàng, phân chia theo mục đích mua hàng… để cho dễ sử dụng nhé.
OK, tới đây là coi như xong cách tạo sổ ghi chép chi tiêu trong gia đình.
Sổ sách chi tiêu, 2 điểm khuyến khích
3 bước cơ bản nêu trên, thì ban đầu chỉ cần thiết lập xong, là tự động rồi nhỉ. Nhàn quá ha.
Sau khi thiết lập xong, để cải thiện quản lý chi tiêu, thì có điểm gì cần chú ý ko?
Trong phần này, sẽ giải thích về 2 điểm, nhằm:
Sổ sách chi tiêu, khuyến khích số 1, Hạn chế tối đa tiền mặt
Khi trả tiền, bạn hãy tận dụng tối đa:
làm như vậy thì App sẽ tự động ký lục thu chi cho mình.
Nếu trả bằng tiền mặt, thì phải chụp lại tờ レシート, hoặc là nhập bằng tay, sẽ mất công đó.
Trường hợp bất khả kháng, để ko bỏ sót, thì ngay sau khi trả tiền mặt, bạn hãy nhập vào App ngay. Thế nhưng, kể cả như vậy thì nó vẫn:
Phiền hà…
Quên béng mất…
là nguyên nhân gây ra bỏ sót và nhầm lẫn.
Tận dụng tối đa hệ sinh thái Rakuten, sử dụng thẻ tín dụng 楽天カード, vừa để giảm thiểu tiền mặt, vừa khá tiết kiệm đó.
Giả sử có lúc vẫn cần phải rút tiền mặt, để đi chợ Tachiya chẳng hạn, thì đặt mặc định tiền rút ATM khỏi tài khoản ngân hàng rakuten, sẽ phân loại là Tiền ăn (食費), chẳng hạn.
※ có thể còn trả tiền mặt các khoản nhỏ nhỏ khác, nhưng mà cái nhỏ nhặt quá ko cần tỉ mỉ, cứ phân loại hết thành tiền ăn.
Sổ sách chi tiêu, khuyến khích số 2, Nghĩ về cuộc đời mình
Gì vậy trời.., đang nói về quản lý chi tiêu, tự nhiên đem “cuộc đời” ra!?
Cách bạn sử dụng Tiền thế nào, cũng phản ánh chính cách bạn sống.
Đã mất công ghi chép chi tiêu rồi, thì hàng tháng hãy xem kết quả và suy nghĩ:
- mình muốn sống 1 cuộc sống như thế nào?
- muốn vậy thì cần khoảng bao nhiêu Tiền?
- mình đã sử dụng Tiền vào những thứ mình thấy thỏa mãn chưa?
- cùng một số tiền đó, có thể lược bỏ thứ ít thỏa mãn, để chuyển sang thứ thỏa mãn nhiều hơn ko?
vân vân, khuyến khích thử suy nghĩ về cuộc đời như trên.
Khi nhìn lại sổ quản lý chi tiêu, nhiều khi sẽ suy nghĩ tiêu cực như là:
Phải làm sao để tiết kiệm hơn nữa…
Có mấy khoản này quá lãng phí…
Tất nhiên, chú trọng tiết kiệm, ko phải là xấu, mà khá quan trọng.
Nhưng ko phải tiết kiệm theo nghĩa hẹp, là tằn tiện, chắt bóp chi tiêu.
Mà Tiết Kiệm đúng nghĩa, là việc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, và sử dụng ngân sách có hạn của Gia Đình, tập trung vào những việc mang lại mức độ thỏa mãn, hạnh phúc cao nhất.
Tranh thủ thời gian trống, vừa nhìn App, vừa thử suy nghĩ 1 chút về cuộc sống, cuộc đời, hạnh phúc của chính mình nhé.
Thông tin từ App sẽ giúp bạn hiểu trực quan về hiện trạng của mình, và từ đó sẽ là dịp để thường xuyên xem xét, đánh giá lại!
Sổ sách chi tiêu, Tổng kết: Làm những việc cần làm. Việc ko làm được thì ko cố quá.
Cuối cùng, mẹo để làm sổ sách chi tiêu trong gia đình đó là:
Hãy quyết định 2 việc như trên.
Nếu quá tỉ mỉ và cầu toàn, thì cuối cùng lại chẳng làm được gì cả.
Trong thế giới tài chính cũng vậy, nguyên tắc là ưu tiên theo thứ tự quan trọng, còn những chi tiết nhỏ nhặt thì đừng quá chú trọng!
Thứ ưu tiên trong việc quản lý chi tiêu, đó là Hiểu được những điều mình cần biết.
Muốn vậy, chỉ cần 5 bước sau đây:
- Tải về App Money Forward ME (mượn sức của IT).
- Kết nối với thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng (giảm bớt làm thủ công).
- Tùy chỉnh danh mục chi tiêu (để có thể dễ dàng xem các số liệu cần thiết).
- Hạn chế tối đa ko dùng tiền mặt (để tiết kiệm công sức).
- Suy nghĩ về mục tiêu cuộc sống (xem lại mục tiêu của mình).
Chỉ cần như vậy, bạn sẽ tiến xa hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Sổ chi tiêu để tự do tài chính, chỉ cần 5 điểm trên. Rất dễ thực hiện và giúp đầu óc nhẹ nhàng. Bạn cũng thử làm xem sao nha.
Sau khi làm “sổ ghi chép chi tiêu”, tức là khâu Phòng Thủ.
Thì sẽ sang bước Tấn Công, đó là chuyển sang Đầu Tư↓
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!
コメント