S&P500 CHỈ SỐ MẠNH NHẤT VÀ BÍ MẬT BÊN TRONG

当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể có đăng quảng cáo.
当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể có đăng quảng cáo.

Nếu đây là lần đầu bạn đến với Phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.

“Phát Xít” chỉ đơn giản là nickname của mình thôi, ko có gì ghê gớm đâu nhé^^

VÀI NÉT GIỚI THIỆU
  • Qua Nhật năm 2009.
  • Visa Kĩ sư → Nhân lực cấp cao → Vĩnh trú → Quốc tịch Nhật.
  • Công việc hiện tại: Quản lý mua bán, giá cả, tài sản trong một tập đoàn lớn.
  • Thành viên Tổ chức dịch thuật Y tế tỉnh Aichi.
  • Năm 2022, thành lập website để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
  • Các bài viết Trọng tâm về Tiền bạc, Tài sản, Đầu tư Chứng khoán.

Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệuFannpage FB là Phatxit.net

Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.

Trong bài về Đầu tư Index, mình đã nhắc đến chỉ số S&P500.

Một chỉ số có lẽ trong giới Đầu tư thì đã quá quen thuộc, nhưng với những người mới bắt đầu thì chắc vẫn còn nhiều mơ hồ.

Mơ hồ về S&P500
  • S&P500 là gì?
  • Tiêu chuẩn để chọn các công ty vào S&P500 ra sao?
  • Đầu tư vào S&P500 sao lại giống việc mua hầu như toàn bộ các công ty Mỹ?

Bạn có thể giải thích về S&P500 ko?

Mình có nghe nói về nó chứ cũng ko biết rõ lắm.

Vậy thì bài viết này sẽ giải thích 2 điểm dưới đây về S&P500 nhé.

  • Lịch sử của S&P500.
  • 6 đặc điểm cần nhớ của S&P500.

Đọc bài viết này bạn sẽ hiểu sức hấp dẫn của S&P500.

Rồi hãy áp dụng để lựa chọn ra cho mình mã index fund nào mình muốn đầu tư.

Với những ai đang đầu tư vào S&P500 rồi càng hiểu thêm về chỉ số này.

Sẽ ko phải chạy theo biểu đồ giá lên xuống hàng ngày mà bình tĩnh đầu tư lâu dài.

phatxit.net
phatxit.net

Hãy bắt đầu với S&P500, hoàng đạo trong đầu tư trên toàn thế giới.

Trước tiên cần Học về Chứng khoán đã, có các lớp học miễn phí như này.

Lớp học đầu tư miễn phí

株式投資の学校
※ Cả Online và Offline đều có

Sách học về FX:

DL数2万人突破の人気FX無料レポートがヤバい!128P全9章

Lịch sử của S&P500

Nguồn gốc của tên S&P500

Trong S&P500 thì chữ S&P là viết tắt của Standard&Poor’s

Biết rồi. Standard là Tiêu chuẩn. Poor là Nghèo. Vậy dịch ra là “Tuyển chọn 500 cty Nghèo tiêu chuẩn” đúng ko.^^

Tất nhiên là ko phải rồi. Poor là tên của người sáng lập ra nó nhé.

Nguồn: S&P Global (spglobal.com)
phatxit.net
phatxit.net

Đây là “cụ” Henry Varnum Poor nhé.

Như là ảnh mấy người nổi tiếng trong viện bảo tàng ý nhỉ. ^^

Sự ra đời của công ty Standard&Poor’s

Ngài Poor sinh năm 1812 tại Mỹ.

Năm 1838, ông lấy bằng Luật sư và thành lập văn phòng Luật với anh trai là John Poor.

Sau đó ông đầu tư vào ngành gỗ và trở lên giàu có.

Người anh trai John Poor thì trở thành người có quyền lực trong ngành đường sắt và mua lại Tạp chí American Railroad Journal.

Cậu em Henry Poor đc quản lý và biên tập Tạp chí này và ông đã biến nó thành Tạp chí tổng kết tình hình kinh doanh của các công ty đường sắt cho các nhà Đầu tư.

Sau đó Henry cùng con trai thành lập Poor’s Publishing, chuyên biên tập và xuất bản Tạp chí tổng kết tình hình tài chính chuyên về các công ty trong ngành Đường sắt.

Năm 1905, Henry mất đi thì Kinh doanh của Poor’s Publishing ko còn được thuận lợi là trở nên thiếu vốn. Nó bị hợp nhất với công ty Standard Statistics.

Tên mới sau khi hợp nhất 2 công ty là Standard&Poor’s.

phatxit.net
phatxit.net

Khi hợp nhất thì tên công ty mạnh hơn sẽ được viết đầu tiên, thời đại nào cũng vậy. Kinh tế tư bản mà, mạnh được yếu thua.

Cty Poor đang thiếu vốn được bên kia cứu giúp nên là phải đứng sau nhỉ.

Sự hoàn thiện S&P500

Công ty Standard Statistics đã tạo ra chỉ số gồm 233 công ty ưu tú của Mỹ vào năm 1923.

Năm 1941, sau khi hợp nhất với Poor’s Publishing đã tăng số lượng công ty từ 233 lên tới 416.

Cuối cùng để đạt hoàn thiện 500 công ty là vào năm 1957.

Kể từ khi Ngài Henry Varnum Poor sinh ra thì 145 năm sau, qua nhiều đời mới hoàn thành S&P500.

Ngài Poor đã để lại tên tuổi trong lịch sử nhỉ.

Sau này Standard&Poor’s bị công ty McGraw-Hill mua lại và hiện tại tên công ty là S&P Global

S&P Global cũng chính là một trong 500 thành viên của S&P500 nhé.

Tự mình chọn ra 500 công ty mạnh nhất mà rồi mình cũng nằm trong số đó.

Đến đây là hết về Lịch sử ra đời của S&P500 nhé.

Có ai thích Môn Lịch sử ko ạ. ^^

6 đặc điểm cần nhớ của S&P500.

Sau đâu mình sẽ giải thích về 6 điểm của S&P500 sẽ có ích cho bạn trong Đầu tư.

6 đặc điểm của S&P500.
  1. Cấu thành nên nó đứng đầu là GAFAM.
  2. Tỉ trọng theo số vốn hóa thị trường.
  3. Tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe.
  4. Hiện tại thì IT và HealthCare là 2 ngành chủ lực.
  5. Đơn vị tính là Point.
  6. EPS tăng trưởng tốt.

Đặc điểm 1. Cấu thành đứng đầu là GAFAM.

Đầu tiên là hãy xem các công ty nào nằm trong nhóm 500 công ty cấu thành nhé.

Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong S&P500 là TOP10 công ty như dưới đây nhé. (31/1/2023)

Nguồn: S&P 500 (spglobal.com)
Các công ty đứng đầu trong S&P500
  • Apple
  • Microsoft
  • Amazon
  • Alphabet(Google)
  • Tesla
  • Facebook (Dạo này FB rớt quá chứ bình thường là vẫn trong Top)

Toàn những công ty hàng khủng nhỉ.

Thực ra S&P500 ko đầu tư đều vào 500 công ty đâu nhé.

Nếu mà đầu tư đều vào 500 cty thì mỗi công ty phải chiếm 0.2% đúng ko.

Nhưng riêng Apple đứng đầu đã chiếm 5.7%.

TOP10 đã chiếm tất cả 26.3%.

S&P500 ko phải dạng đều mà tỉ trọng theo Giá trị cty trên thị trường chứng khoán.

Đặc điểm 2. Tỉ trọng theo số vốn hóa thị trường.

VD như kiểu Apple chiếm 6%, Microsoft thì 5%、Amazon là 4%, tùy theo mỗi công ty mà tỉ lệ phần trăm sẽ khác nhau.

Tức là Tỉ trọng theo giá trị của công ty đó trên thị trường Chứng khoán.

Tỉ trọng theo số vốn hóa thị trường
  • Đầu tư nhiều hơn vào các công ty có giá trị lớn.
  • Đầu tư ít hơn vào các công ty có giá trị nhỏ.

Giá trị công ty = Số cổ phiếu phát hành X Giá cổ phiếu.

Tức là công ty có giá trị cao là những công ty Nổi tiếng và Giá cổ phiếu cao.

Các công ty lớn càng nổi tiếng thì càng được đưa vào S&P 500.

Tưởng tượng như là bạn đi ăn kem ở tiệm kem 31 Baskin Robbins sẽ thấy mỗi thùng kem một vị khác nhau, và thùng nào cũng lượng như nhau.

Nhưng “kem” S&P500 thì ko như thế, Vị nào mà Ninki thì thùng kem sẽ to, vị nào ko bán được mấy thì thùng sẽ bị nhỏ lại.

Tức là hiện tại bạn mà mua kem S&P500 thì chủ yếu là các vị Apple, vị Microsoft, vị Amazon.

Đặc điểm 3. Tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe.

Có thể sẽ nhiều người thắc mắc “Cứ cty nổi tiếng là được chọn vào S&P500 à?”.

Vậy thì hãy cùng xem cụ thể hơn các tiêu chuẩn lựa chọn của S&P500 nhé.

Tiêu chuẩn lựa chọn của S&P500
  • Là doanh nghiệp của nước Mỹ.
  • Tổng giá trị công ty phải hơn 61 oku USD.
  • Lượng cổ phiếu lưu động trên thị trường ít nhất là 50%.
  • Tài chính khỏe mạnh và có lợi nhuận.
  • Thành phần Ngành giống với cấu trúc của nền kinh tế Mỹ.
Là doanh nghiệp của nước Mỹ.

Tài sản nằm ở địa chỉ nào, nơi phát sinh Doanh thu, Nơi đăng ký lên sàn chứng khoán…họ sẽ phán đoán tổng thể dựa trên nhiều tiêu chí.

Vì điều kiện phải là doanh nghiệp của nước Mỹ nên tất nhiên các cty Nhật ko có hy vọng.^^

Tổng giá trị công ty phải hơn 61 oku USD.

61 oku USD tức tương đương với khoảng 6,600 oku JPY.

Các công ty có giá trị vượt qua con số này thì ở Nhật chỉ có khoảng 200 cty thôi.

S&P500 của Mỹ từ chối các công ty nhỏ nhỉ.

Lượng cổ phiếu lưu động trên thị trường ít nhất là 50%.

Lượng cổ phiếu lưu động trên thị trường / Tổng số cổ phiếu phát hành phải ít nhất là 50%.

VD, công ty phát hành cổ phiếu nhưng mà Người sáng lập nắm giữ 90%, thì chỉ còn lại 10% là được mua bán tự do. → Ko đủ tiêu chuẩn vào S&P500.

Nghĩa là với các cty mà ko cho nhiều người giao dịch chứng khoán thì sẽ ko được chọn.

Tài chính khỏe mạnh và có lợi nhuận.

Điều kiện về Tài chính cũng được xét kỹ.

Báo cáo của Quý gần nhất phải là quyết toán có Lãi, đồng thời Tổng Lợi nhuận của 4 Quý gần nhất phải Dương.

Tức là phải những công ty thực sự có Lãi.

Công ty nào mà Lỗ là bị từ chối.

Thành phần Ngành giống với cấu trúc của nền kinh tế Mỹ

VD như trong một lớp học có 20 học sinh, Nam 10 bạn, nữ 10 bạn.

Từ đó chọn ra 2 em học sinh xuất sắc, với tiêu chí là bình đẳng giới Nam 1 : Nữ 1

Thì lúc này Mẫu số ban đầu 20 học sinh, và 2 em xuất sắc được chọn ra,

đều giống nhau ở tỉ lệ là Nam 1 : Nữ 1.

phatxit.net
phatxit.net

Quy tắc này cũng được áp dụng cho S&P500.

Mẫu số của S&P500 là toàn thể các công ty Mỹ.

Do chọn theo tỉ lệ Ngành giống với Toàn thể các công ty Mỹ nên có thể nói S&P500 đại diện cho toàn nước Mỹ.

Các tiêu chí lựa chọn của S&P500 được công khai nhưng ko phải là tất cả.

Cuối cùng là phán định của Hội đồng điều hành S&P500 để thêm mới hay loại bỏ mã nào.

Đặc điểm 4. Hiện tại thì IT và HealthCare là 2 ngành chủ lực.

Tiếp theo, hãy cùng xem cấu trúc Ngành của S&P500 nhé. (thời điểm 31/1/2023)

Nguồn: S&P 500 (spglobal.com)
Cấu trức Ngành của S&P500
  • Công nghệ thông tin (IT): 26.5%
  • Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Health Care : 14.7%
  • Tài chính Finacial: 11.7%
  • Hàng tiêu dùng thông thường Consumer Goods: 10.6%

Quả thực là mảng Hitech rất Mạnh nhưng đây ko phải là đặc trưng của S&P500, mà đó là đặc trưng của Toàn bộ nền công nghiệp Mỹ nói chung.

Cấu trúc tỉ lệ Ngành này thay đổi mạnh theo từng thời kỳ.

Có khi Ngành Năng Lượng nổi lên, có lúc Ngành Tài Chính lại chiếm lĩnh.

Tỉ lệ Ngành cũng thay đổi phù hợp với Thời đại nhỉ.

Chính nhờ “Mạnh ở Yếu đi” và “Tốt Hấp thu Xấu Đào thải” là lý do mà S&P500 luôn được các nhà đầu tư lựa chọn và tin tưởng.

Tùy thời đại mà các công ty trong đó thay đổi nên nếu hỏi “S&P500 đầu tư vào cái gì” thì phải xem Cấu trúc tỉ lệ Ngành như này mới có thể trả lời được.

Đại biểu các công ty ứng với các Ngành như sau.

Đại biểu các công ty ứng với các Ngành
  • Công nghệ thông tin (IT): Apple, Microsoft
  • Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Health Care : Johnson&Johnson
  • Tài chính Finacial: J.P. Morgan、Bank Of America
  • Hàng tiêu dùng thông thường Consumer Goods: Amazon、Disney

Toàn các công ty lớn chi phối cả Thế giới nhỉ.

Đặc điểm 5. Đơn vị tính là Point.

Một cách ngạc nhiên là ko mấy ai biết về đơn vị của S&P500.

Chỉ số Nikkei của Nhật có đơn vị là Yen, nhưng S&P500 thì đơn vị là Point nhé.

Như kiểu Rakuten Point ý hả?

phatxit.net
phatxit.net

Haha. Ko phải là kiểu Point đó đâu.

Đơn vị Point của S&P500 được tính như sau.

Cơ chế Point của S&P500
  • Từ 1941 ~1943, Trung bình cộng giá chứng khoán các mã trong S&P500 sẽ quy là 10 point.
  • Từ tiêu chuẩn trên, việc tăng giảm giá sẽ được tính toán quy đổi thành point.

Vì đã quy định điểm chuẩn rồi nên việc tăng giảm thế nào thì cũng sẽ được biểu thị bằng Point.

Những năm 1940, S&P500 chỉ có 10 point mà hiện tại đến năm nay bao nhiêu thì như sơ đồ dưới.

Nguồn: S&P 500 Historical Prices (multpl.com)
Thành tích của S&P500
  • 80 năm vẫn tăng liên tục.
  • Đã đạt khoảng 4,000 point. (Thời điểm 02/2023)

Đặc điểm 6. EPS tăng trưởng tốt

EPS là Lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu. Đây là một thông số vô cùng quan trọng trong Đầu tư Chứng khoán.

Nhìn vào EPS ta sẽ thấy mức độ tạo ra Lợi nhuận của một công ty.

Hãy xem sơ đồ EPS của S&P500.

Nguồn: S&P 500 Earnings (multpl.com)

Dù có lên xuống nhấp nhô nhưng nếu nhìn về trường kỳ thì nó luôn tăng.

Như đã nói ở trên S&P500 luôn tăng trưởng đi lên, đó là do có EPS tăng.

Tức là, các công ty liên tục tạo ra Lợi nhuận thì sẽ đẩy giá cổ phiếu lên.

Bí quyết để các công ty cấu thành lên S&P500 liên tục tạo ra lợi nhuận là bởi vì “Tốt Hấp thu Xấu Đào thải”

Tốt Hấp thu Xấu Đào thải trong S&P500
  • Loại bỏ công ty nào ko tạo ra Lợi nhuận.
  • Thêm vào các công ty tạo ra Lợi nhuận.

Kinh tế cạnh tranh của Mỹ rất nghiêm khắc, nhiều công ty bị xóa sổ hoặc nuốt chửng.

Đối với doanh nghiệp thì tàn khốc, nhưng đối với nhà đầu tư thì rất có lợi.

Các chỉ số ở các nước khác thì chức năng “Tốt Hấp thu Xấu Đào thải” này có nhưng mà hoạt động ko hiệu quả, nên tồn tại các công ty zombie. Như ở Nhật, nhiều công ty akaji (Lỗ) nhưng vẫn tồn tại nhờ tiền trợ cấp của chính phủ ^^.

TỔNG KẾT: HÃY TRANG BỊ KIẾN THỨC CHO ĐẦU TƯ

Bài viết này đã giải thích 2 điểm.

  • Lịch sử của S&P500.
  • 6 đặc điểm cần nhớ của S&P500.

Chữ S&P là viết tắt của công ty Standard&Poor’s

Trải qua nhiều biến đổi công ty hiện tại là S&P Global.

S&P500 hoàn thiện năm 1957, là chỉ số chứng khoán được cả thế giới chú ý nhất.

Tuyệt đối cần nhớ 6 đặc điểm sau đây của S&P500

6 đặc điểm của S&P500.
  1. Cấu thành nên nó đứng đầu là GAFAM.
    • TOP10 cty đã chiếm tất cả 26.3%.
  2. Tỉ trọng theo số vốn hóa thị trường.
    • Công ty càng nổi tiếng thì tỉ trọng càng cao.
  3. Tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe.
    • Là doanh nghiệp của nước Mỹ.
    • Tổng giá trị công ty phải hơn 61 oku USD.
    • Lượng cổ phiếu lưu động trên thị trường ít nhất là 50%.
    • Tài chính khỏe mạnh và có lợi nhuận.
    • Thành phần Ngành giống với cấu trúc của nền kinh tế Mỹ.
  4. Hiện tại thì IT và HealthCare là 2 ngành chủ lực.
  5. Đơn vị tính là Point.
  6. EPS (Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) tăng trưởng tốt.

Hiểu được nội dung bài viết này là bạn đã tiến xa thêm 1 bước trong Đầu tư rồi.

S&P500 ở một nước phát triển hàng đầu là Mỹ, được vận hành nghiêm khắc và vượt qua nhiều sóng gió trong lịch sử, nhìn về trường kỳ thì luôn tăng trưởng đi lên.

Đặc trưng của thị trường Mỹ
  • Về ngắn hạn thì có thể âm.
  • Về dài hạn, nhìn tổng thể thì luôn kỳ vọng tăng trưởng tốt.

Nước Mỹ, với dân số tăng và văn hóa doanh nghiệp như bây giờ thì về tương lai vẫn có thể kỳ vọng còn phát triển hơn nữa.

S&P500 trong suốt 100 năm lịch sử, Chỉ có đúng 3 lần là âm 3 năm liên tiếp.

Thành tích luôn tăng trưởng tiếp diễn dù trải qua các cuộc chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế.

S&P500 là một trong số ít các chỉ số mà dù nó có rớt giá 50% vẫn hoàn toàn có thể tự tin mua thêm vào.

Sau khi đọc bài này, ai muốn thử đầu tư vào S&P500 thì hãy thử mở tài khoản chứng khoán của SBI証券楽天証券.

Cả SBI và Rakuten đều miễn phí mở và duy trì tài khoản, đều là các công ty lớn nhất nhì trong số các công ty chứng khoán của Nhật.

Nguồn: ITmedia ビジネスオンライン

Với ai đang dùng nhiều dịch vụ của Rakuten, dùng Rakuten Point thì 楽天証券.

Còn lại nếu ko có こだわり gì thì chọn SBI証券, vừa NISA vừa tích thêm cả T-point. ^^

Thời đại ngay nay, “Cái kho” tích trữ tài sản ko phải là Tài khoản Ngân hàng hay Két sắt nữa, mà chính là Tài khoản Chứng khoán.

Đầu tư nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Thời gian chính là đồng minh giúp bạn xây dựng Tài sản.

Mở tài khoản Internet hoàn toàn miễn phí, ai có kyomi thì hãy thử dùng xem sao nhé.

phatxit.net
phatxit.net

Ko cần đăng ký Account thật hay là Up Giấy tờ tùy thân gì đâu nhé.

Để Demo mua bán thì chỉ cần Gmail thôi là dùng được.

Trước khi làm thật, Bạn hoàn toàn có thể Demo đầu tư bằng App “Con bò”, mua các ETF của Mỹ, các mã Nhật mà ko hề tốn 1 yên nào cả.

App “con bò

Đây là App của cty Futu Holdings Limited đã lên sàn chứng khoán NASDAQ ナスダック上場企業.

App này đã được rất nhiều người dùng trên thế giới, khoảng 19,000,000.

moomoo-shoken

moomoo証券

Chỉ cần nhập Email bất kỳ là có thể sử dụng được.

Có rất nhiều thông tin về ETF của Mỹ, chứng khoán Nhật.

Trong tài khoản Demo có ngay 1,000,000 USD và 2,000 man JPY, và các loại Tiền khác để Demo mua bán.

phatxit.net
phatxit.net

Khi nào cần đăng ký tài khoản mua bán thật thì Up hồ sơ lên nha.

Tham khảo thêm bài viết về Index và NISA dưới đây.

Nếu bạn ham đọc sách thì có thể tìm đọc cuốn này nhé. Cuốn sách đã quá nổi tiếng trên thế giới, giúp hiểu rõ bản chất của đầu tư 投資の本質 từ số liệu thống kê cụ thể.

Vide đầu tư chứng khoán online số 1 Nhật bản

Được cung cấp bởi trường Đầu tư của bác 武田鉄矢 khá nổi tiếng.

Học đầu tư

投資の達人になる投資講座

Từ trường đầu tư số 1 Nhật bản

Học từ cơ bản đến nâng cao

Giải thích dễ hiểu về Warren Buffett và NISA

Chỉ cần nhập email là sẽ có video miễn phí gửi đến

Ko hề có chuyện lôi kéo, 営業

Xem video nên dễ hiểu, 見て損はない

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!

コメント

タイトルとURLをコピーしました