Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.
Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệu và Fannpage FB là Phatxit.net お金&おとく
Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.
Gần đây mình nghe các bậc cha mẹ nói về việc chuẩn bị học phí trong tương lai cho các bé thế nào.
- Vì con tớ muốn chuẩn bị tiền học trong tương lai.
- Nhưng mà cụ thể chuẩn bị như thế nào thì ko rõ lắm.
- Nên tiết kiệm trong Ngân hàng?
- Nên vào bảo hiểm học phí 学資保険?
- Hay nên đầu tư?
Nếu chuẩn bị được cho con thì tốt nhưng mà cách làm nào là tốt nhất đây?
Tiền học phí cho con cái cần chuẩn bị là một số tiền khá lớn, và có điểm quan trọng nhất cần chú ý!
Có nhiều phương pháp để chuẩn bị học phí, nhưng quan trọng nhất là cần “An toàn và Chắc chắn”.
Bởi vì Học phí thì Khi nào cần và Cần bao nhiêu thì đại thể đã được xác định trước rồi.
Tất nhiên là ai cũng muốn “An toàn và Chắc chắn” nhưng thực tế nhiều cha mẹ lại quên ko tính đến tỉ lệ Lạm Phát.
Chí phí cho giáo dục là loại rất dễ Lạm phát, nên việc Ý thức rõ về tỉ lệ Lạm phát để Chuẩn bị là rất quan trọng.
Cần phải tính đến tỷ lệ Lạm phát sẽ làm tăng Học phí.
Vậy thì phải làm gì để chuẩn bị học phí cho con, mình sẽ giải thích cụ thể qua bài viết này nhé!
CHI PHÍ GIÁO DỤC
Nói chung chung thì Chi phí giáo dục từ Mẫu giáo đến Đại học được tổng kết như sau.
BẬC HỌC | TỔNG SỐ TIỀN (MAN) |
---|---|
幼稚園(私立) | 150 |
小学校(公立) | 200 |
中学校(公立) | 150 |
高校(私立) | 300 |
大学(私立) | 450 |
TỔNG | 1,250 |
Theo : kakaku.com
Cấp 3 và Đại Học là lúc tốn tiền nhất nhỉ.
Do đó, nên sớm chuẩn bị ngay từ bây giờ.
VD, Chi phí học Đại học là khoảng 450 man, chuẩn bị trong 18 năm thì
→ Mỗi năm cần tích lũy 25 man.
Để đảm bảo An toàn và Chắc chắn thì nên Gửi tiết kiệm Ngân hàng nhỉ?
Hay là nên sử dụng BH Học phí 学資保険 thì lợi hơn?
Cách suy nghĩ trên đang thiếu mất 1 yếu tố quan trọng là “Tỷ lệ Lạm phát”!
Chi phí Giáo dục là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm với Lạm phát.
Thực tế khi nhìn vào Chi phí học ĐH từ năm 1989 ~ 2016 sẽ thấy nó tăng liên tục.
- Học phí ĐH Tư tăng 1.37 lần, bình quân mỗi năm tăng 1.17%
- Học phí ĐH Công tăng 1. 56 lần, bình quân mỗi năm tăng 1.65%
Gần đây thì nó có vẻ đã giảm tốc độ Lạm phát xuống rồi. Tuy nhiên, Học phí rất dễ Lạm phát là điều cần nhớ.
Đặc biệt là từ 1970 đến 2015 thì,
- Chỉ số vật giá nói chung tăng gấp 3 lần.
- Nhưng Chi phí Giáo dục thì tăng 7 lần.
Có thể thấy là Chi phí giáo dục có Tỉ lệ Lạm phát cao hơn hẳn các hạng mục khác.
Do vậy, sau này cũng nên suy nghĩ đến Tỉ lệ Lạm phát của Học phí là 0.5~1% thì an toàn hơn là ko tính Lạm phát.
PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ HỌC PHÍ
Vậy thì coi như mỗi năm cần tích lũy 25 man cho bậc ĐH, sẽ có 3 cách chuẩn bị như sau.
- Tiết kiệm Ngân hàng.
- Sử dụng BH Học phí 学資保険.
- Sử dụng NISA.
Tiết kiệm Ngân hàng
Tại thời điểm này thì dự tính 25 man X 18 năm = 450 man sẽ đủ để trả học phí ĐH.
Nhưng mà nếu tính tỉ lệ Lạm phát là 1% thì sau 18 năm cần số tiền là:
450 man X 1.01mũ18 = 538 man.
Tức là 18 năm sau thiếu mất 88 man.
Vậy là phần thiếu đó phải tiết kiệm thêm 3~4 năm nữa mới đủ.
❓Gửi tiết kiệm ở Nhật thì chọn Ngân hàng nào? Tham khảo bài dưới
Sử dụng BH Học phí 学資保険.
Tiếp theo, hãy cùng tính toán theo BH Học phí 学資保険 của NISSAY nhé.
BH này có mức lãi là khoảng 返戻率104%.
Giả sử trong suốt 18 năm đó tổng số tiền đóng cho BH này là 450 man thì khi cần Học phí cho ĐH sẽ nhận lại được 450 man X 104% = 468 man (Lời 18 man).
Tuy nhiên, kể cả có dùng BH này thì rốt cục khi so với Học phí đã gồm Lạm phát thì vẫn thiếu mất 70 man.
Vậy là phần thiếu đó phải tiết kiệm thêm chút nữa mới đủ.
Mô phỏng tính toán ở trên cho thấy là dù có Lợi nhuận nhưng mà ko thắng được Lạm phát thì thực tế là Tiền vẫn mất giá trị. Lợi nhuận < Lạm phát
Cách suy nghĩ về Lạm phát là rất quan trọng khi chuẩn bị Tiền cho Học phí.
Nếu ko có cách làm đúng đắn thì Tự nhiên là Tiền sẽ mất giá.
Như kiểu bây giờ 100 man để trong Ngân hàng, nhưng sang năm sau thì chưa chắc nó đã còn nguyên giá trị của 100 man nữa.
Nhưng Bảo hiểm Học phí nào tốt vậy?
Bạn có thể sodan ở web chuyên về Bảo hiểm 学資保険 dưới đây:
Để ko thua Lạm phát, thì có một lựa chọn là Đầu tư.
Sử dụng NISA
Tiếp theo hãy cùng mô phỏng số tiền với つみたてNISA nhé.
Mỗi năm 25 man (tháng khoảng 2 man) đều đặn trong 18 năm thì sẽ được kết quả như sau.
Coi như lãi suất là 3% (Đây là con số khiêm tốn)
Có 570 man dễ dàng vượt qua số Học phí đã gồm Lạm phát.
※ Tất nhiên là Đầu tư sẽ kèm rủi ro nhé.
Quan trọng là BIẾT nghĩ đến Lạm phát mà lựa chọn đúng Phương pháp.
Ngoài ra ジュニアNISA (loại NISA dành cho mini dưới 18t) cũng đáng để khuyến khích. Mặc dù đầu tư trong ジュニアNISA chỉ còn được 80 man của năm 2023 này thôi nhưng nếu để đó từ lúc mini chào đời đến khi 18 tuổi sắp vào ĐH là cũng được một khoản kha khá cho bé rồi.
Mức lợi nhuận 6%/năm là hoàn toàn khả thi vì khi đầu tư dài hạn thì mức trung bình có thể nhắm tới là 5~7%.
Đến lúc con 18 tuổi có thể tự mở NISA và để nối tiếp số tiền đó cho đến 50, 60 tuổi thì sẽ có 1,000~2,000 man. ”老後2000万円問題” của bé coi như đã khỏi lo^^
Chỉ với 80 man đầu tiên, sau đó ko đầu tư thêm nữa mà theo thời gian có thể tạo ra được số Tài sản rất lớn, đó chính là nhờ sức mạnh của Lãi suất kép 複利.
Ngay cả thiên tài như Einstein cũng phải công nhận sức mạnh và vẻ đẹp của Lãi suất kép 複利 đó nha. (Chứng tỏ ông cũng đã học và Đầu tư khi mà qua bển Mỹ sống^^ )
Chúng mình tuy ko sống ở Mỹ, nhưng cũng đang sống ở Nhật, môi trường Đầu Tư ở Nhật bây giờ cũng đang rất tốt. Nhờ có chế độ NISA.
Bạn nào chưa rõ về các loại NISA thì tham khảo bảng này nhé.
Cụ thể hơn về NISA thì xem bài này.
TỔNG KẾT: NGHĨ ĐẾN LẠM PHÁT ĐỂ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐT NHẤT
Hãy cùng so sánh điểm lợi và bất lợi của cả 3 phương án đã nêu.
LỢI | BẤT LỢI | |
---|---|---|
貯金 | ・An toàn ・Dùng lúc nào cũng được | ・Có thể thua Lạm Phát |
学資保険 | ・An toàn ・Có lãi hơn là Tiết kiệm ・Có chức năng bảo hiểm (cũng ko đáng là bao) | ・Có thể thua Lạm Phát ・Nếu cancel giữa chừng có thể mất một phần tiền gốc. ・Lãi suất gửi Ngân hàng mà tăng là bất lợi ・Công ty bảo hiểm có thể bị phá sản |
NISA | ・Mức tăng trưởng tốt nhất ・Có khả năng thắng Lạm phát ・Có thêm kinh nghiệm về Đầu tư ・Lợi nhuận sẽ được miễn Thuế | ・Có rủi ro |
Tùy điều kiện của gia đình mình hiện tại mà Lựa chọn phương án phù hợp.
Học phí rất dễ bị Lạm phát.
Nếu có Lạm phát nhiều, thì số tiền bao công sức tích cóp sẽ bị mất giá trị.
Mỗi người có 1 suy nghĩ riêng nhưng mà với trường hợp sau thì dùng 学資保険 cũng được.
Bạn có thể sodan ở web chuyên về Bảo hiểm 学資保険 dưới đây:
Mặt khác, với ai đọc bài trên phatxit.net và có suy nghĩ như sau thì nên chọn Đầu tư.
Phát Xít sẽ đồng hành cùng bạn để nâng cao Kiến thức kĩ năng. Giúp chúng mình Tự do hơn và có nhiều lựa chọn hơn!
Nên đầu tư cái gì thì phatxit.net vẫn khuyến khích với người mới bắt đầu nên chọn Gói đầu tư 投資信託 và ETF của chứng khoán Mỹ. Thông tin của các mã ETF Mỹ được thể diện trực quan dễ hiểu trên App con bò mang tên moomoo証券
App “con bò“
Đây là App của cty Futu Holdings Limited đã lên sàn chứng khoán NASDAQ ナスダック上場企業.
App này đã được rất nhiều người dùng trên thế giới, khoảng 19,000,000.
Chỉ cần nhập Email bất kỳ là có thể sử dụng được.
Có rất nhiều thông tin vềETF của Mỹ, chứng khoán Nhật.
Trong tài khoản Demo có ngay 1,000,000 USD và 2,000 man JPY, các các loại Tiền khác để Demo mua bán.
Giao diện của nó như hình dưới. VD khi tìm thông tin của VYM, Phần 概況 sẽ xem được các thông tin 基本情報 và thông tin về 配当金 gần đây, rất tiện lợi.
Ngoài ra, thông tin tỉ lệ % phân bố theo ngành 業界分布, hay là cấu thành 保有状況 gồm các công ty như nào, mỗi CTy chiếm bao nhiêu % cũng được thể hiện trực quan.
Phatxit.net cũng tham khảo thông tin trên moomoo証券 thường xuyên.
Cách sử dụng App này mới bạn tham khảo Chi tiết ở bài dưới:
Mình cũng đã công khai tên các mã, kể các mã mà chính bản thân đang sở hữu, như VOO, VTI, VYM, HDV, SPYD. Bạn có thể tham khảo các bài viết về Đầu tư và NISA như dưới đây.
Trước tiên cần Học về Chứng khoán đã, có các lớp học như này.
↓ Lớp học đầu tư miễn phí ↓
株式投資の学校
※ Cả Online và Offline đều có
Sodan với chuyên gia FP về Đầu tư
Mỗi cá nhân có mong muốn, sở thích, kiến thức, tài chính khác nhau, nên Đầu tư vào đâu và như thế nào, thì rất cần người hỗ trợ 1on1.
Hỗ trợ, tư vấn phương pháp đầu tư thích hợp với trường hợp cụ thể của mỗi người. Phù hợp cho các bạn:
・Chưa biết làm sao để lợi về Thuế nhất
・Muốn Đầu tư nhưng ko biết bắt đầu từ đâu
・Phương thức thích hợp nhất với điều kiện của mình là gì
・Đã có NISA nhưng ko biết làm như hiện tại đã ổn chưa
・Cần có người sodan 1on1 về đầu tư nhưng xung quanh bạn bè ko có ai để hỏi
Nhận sách miễn phí: お金の常識
Sách học về FX:
DL数2万人突破の人気FX無料レポートがヤバい!128P全9章
Khi cần tìm trường Học tiếng Anh online và Học IT cho Con, hãy tham khảo bài dưới.
Ngoài ra, khi nhắc tới Đầu Tư thì ko thể bỏ qua Bất Động Sản
Đầu tư Bất Động Sản, bắt đầu với số tiền nhỏ
・Bắt đầu với số Tiền nhỏ từ 1man~
・Thời hạn 6~12 tháng
・Lãi tầm 5~10%
・先着順. Ai nhanh mới được
・Các kiện hết rất nhanh, 3 phút là 募集終了
Phải đăng ký thành viên trước, và chờ cơ hội
Học Đầu tư Bất Động Sản qua Video
Bất Động Sản là một tài sản mà con người luôn chú trọng.
Từ Cổ chí Kim, từ Đông sang Tây, ko có người giàu nào là ko sở hữu Bất động sản.
Chỉ có khác thời xưa là, Thời đại này, ai cũng có thể học về Đầu tư một cách dễ dàng.
Học đầu tư Bất Động Sản qua Tài liệu
Lấy tài liệu Học đầu tư BĐS từ 不動産投資のJPリターンズ mà còn có thể nhận được max 5万円分のデジタルギフト
Trường học 不動産投資
Cách chọn, tính toán thu chi, Vay vốn, giảm Thuế, đối sách khi nhà trống, reform…
sẽ được học rất nhiều kĩ năng cần thiết khi đầu từ Bất Động Sản.
Nếu đã đọc sách, biết được BĐS sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thì hãy học trực tiếp từ:
Đầu tư Nhà vừa Ở vừa cho Thuê
Tiếng Nhật gọi là 賃貸併用住宅
Có thể tận dụng 住宅ローン để sở hữu Bất Động Sản cho thuê.
Đây là website chuyên dụng về loại hình nhà vừa ở vừa cho Thuê này.
↓↓↓日本唯一の賃貸併用住宅の専門会社↓↓↓
Vì đầu tư Bất Động Sản thì vị trí quan trọng, nên họ chỉ đối ứng với người có địa chỉ ở vùng trung tâm kinh tế của Nhật 1都3県, đó là: 東京都、埼玉県、神奈川県、千葉県
Đầu tư Nhà Mansion
Đầu tư Nhà trống
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!
コメント