【Ứng xử với Sếp】5 điều tuyệt đối không làm

当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể đăng quảng cáo.
当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể đăng quảng cáo.

Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.

VÀI NÉT GIỚI THIỆU
  • Qua Nhật năm 2009.
  • Visa Kĩ sư → Nhân lực cấp cao → Vĩnh trú → Quốc tịch Nhật.
  • Công việc hiện tại: Quản lý mua bán, giá cả, tài sản trong một tập đoàn lớn.
  • Thành viên Tổ chức dịch thuật Y tế tỉnh Aichi.
  • Năm 2022, thành lập website để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
  • Đầu tư, Công việc, 新NISA, Thuê Nhà Mua Nhà, Năng lượng Mặt trời… “Nội dung quá bổ ích, ko nơi nào có”, đã trở thành điểm thu hút.✨

Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệuFannpage FB là Phatxit.net お金&おとく

Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.

Hòa hợp với Sếp, khó nhỉ. Mình hơi kém vụ này…

Để hòa hợp được với Sếp, cần chú ý điều gì? Biết trước thì tốt nhỉ.

Vậy thì bài viết này sẽ dành cho Bạn đó.

Bất kể ai đã đi làm công ty, là salary man, thì đều từng một lần đau đầu về cách ứng xử với Sếp.

phatxit.net
phatxit.net

Có Sếp tốt, có Sếp rắc rối, có Sếp thì sao cũng được… rất nhiều loại khác nhau. Nhưng nếu bạn ko xử lý tốt với Sếp của mình, thì cuộc đời làm công ăn lương của bạn sẽ rơi vào thế KHÓ.

Tất nhiên, bản thân mình cũng vậy, đã từng trải qua nhiều hoàn cảnh

  • Có thời điểm hòa hợp với Sếp, làm việc rất Nhàn
  • Có khi lại ko được thuận Sếp, mang bao nhiêu vấn đề và uất ức

Từ kinh nghiệm của bản thân, hôm nay mình sẽ bàn về:

Nếu muốn hòa hợp với Sếp, chỉ cần những Điều này, Tuyết đối không được làm…!

Hãy cùng xem giải thích về 5 điều nhé.

Một khi đã sống cuộc đời làm công ăn lương, thì ko thể tránh khỏi Ứng Xử với Sếp.

Việc bạn có xử lý Tốt cái này hay ko, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ thỏa mãn cuộc sống và công việc, rồi sự thoải mái cả cuộc đời.

phatxit.net
phatxit.net

Tốt nhất là khéo léo hòa hợp với Sếp, để hưởng Lợi ích (tức là tránh Bất Lợi) nhỉ.

Lợi ích ①. Được chọn công việc

Khi mà hòa hợp với Sếp thì:

  • Có thể làm việc mình muốn
  • Từ chối việc mình ko thích

Trong cả 2 điều trên, về mặt thực chất, có thể coi như Bạn đã có vị trí chọn công việc theo ý bạn.

Sếp sẽ biết khả năng và sở thích của bạn để mà phân bổ công việc hợp lý, trước khi mà quyết định chính thức, phần lớn sẽ dành thời gian để “hỏi ý” và sodan với bạn trước.

phatxit.net
phatxit.net

Chứ nếu ko hòa hợp, thì ổng có thể ko giao công việc phù hợp cho bạn, ko hiểu đặc tính của bạn, tự nhiên bản thân bạn sẽ gặp phải Hard Mode. ^^

Lợi ích ②. Được đánh giá nhân sự tốt

Tiếp nữa, là sẽ dễ được 評価が高くなる。

Khi mà hòa hợp với Sếp thì:

  • Dễ trở thành người được việc với Sếp → Dễ tăng Thành quả
  • Được nhận những công việc mà dễ tạo ra thành quả tốt
  • Bản thân Sếp cũng chấm điểm mình “ngọt ngào” hơn

Thêm nữa, Việc được người khác đánh giá tốt (như là Sếp này với Sếp kia), khả năng được ổng nói Tốt cho cũng tăng lên rất cao.

phatxit.net
phatxit.net

Ngược lại, thất bại trong ứng xử với Sếp, thì khó mà nhận được đánh giá cao.

Có khi, còn bị hạ 評価 thấp xuống hơn mức tưởng tượng.

Lợi ích ②. Cảm thấy thoải mái ở nơi làm việc

Có hòa hợp với Sếp hay không, việc này sẽ quyết định phần lớn cảm giác thoải mái hay không, khi đến nơi làm việc…Không hề nói ngoa về điều này.

Hòa hợp với Sếp, thì hình ảnh của bạn trong mắt Senpai hay Đồng nghiệp cũng sẽ có vị trí tốt, nhỡ chẳng may có gì, thì có thể còn được Sếp đứng ra chắn cho.

Ngược lại, nếu ko được ý Sếp, thì chuyện “gió ngược chiều” thổi từ xung quanh đến sẽ mạnh hơn.

phatxit.net
phatxit.net

Ai mà chẳng quý trọng bản thân mình, thế nên muốn tránh vấn đề với Sếp là phù hợp với tâm lý con người.

Mối quan hệ với Sếp, chính là nền tảng của quan hệ người với người trong công ty. 人間関係

Một ngày ít nhất làm việc 8h. Nơi làm việc là nơi chúng ta dành một nửa thời gian cuộc đời khi thức. (Ngủ 8h, Thức 16h)

Thành ra có cảm thấy thoải mái ở nơi làm việc ko, sẽ liên quan trực tiếp đến stress có hay ko trong tâm trạng của chúng mình.

Thì mình biết là ứng xử với sếp vô cùng quan trọng. Nhưng cụ thể là cần chú ý cái gì?

Phần này sẽ giải thích 5 điều, tuyệt đối không được làm khi mà muốn hòa hợp với Sếp của bạn.

phatxit.net
phatxit.net

Chính mình đã từng vấp phải và nhận khổ đau.😂

Nên nếu có ai đó đang làm việc này thì nhất định phải dừng ngay!

phatxit.net
phatxit.net

Cho dù có phiền, có ghét đến mấy, Sếp là Sếp.

Nếu càng giảm cơ hội giao tiếp với Sếp thì sau này càng có nguy cơ tai họa đó

Tất nhiên là mình cũng rất hiểu tâm trạng của bạn khi gặp phải:

  • Cấp trên phiền phức
  • Sếp nói chuyện dài
  • Khoe khoang hay là than phiền gì ko biết, mà ổng cứ cản trở mình đang làm việc
  • Cấp trên mà làm như ông nội người ta

Bằng mọi cách, hết sức có thể, tối đa vô cùng, không muốn dính dáng đến ổng chút nào!

Tâm trạng như trên, thì ko chỉ riêng bạn mà ngay cả mình cũng đã như thế.

phatxit.net
phatxit.net

Cũng có lúc hạn chế tối đa giao tiếp với Sếp😈

Thì tại, nói chuyện thì cũng chỉ thêm bực mình. Xì trét xì khói. Công việc thì thêm đình trệ.

Thế nhưng, Rốt cục, đã phải hối hận.

Khi bạn giảm giao tiếp với Sếp, thì hiển nhiên, khoảng cách giữa bạn và sếp ngày càng xa.

Mối quan hệ như vậy ko thể gọi là Tốt được.

Từ góc nhìn của cấp trên, ta trở thành một cấp dưới “khó hiểu” và “khó xử lý”.

Và hậu quả là:

  • Tiếng nói, sức ảnh hưởng của mình trong bộ phận sẽ mất đi
  • Cho dù có làm việc tốt thì vẫn nhận ngay đánh giá thành tích yếu kém
  • Sẽ mất khả năng kiểm soát Nội dung và khối lượng công việc
  • Kohai mình mà gặp khó khăn, thì cùng ko đủ sức mà bảo vệ nữa
phatxit.net
phatxit.net

Đây thực sự là thất bại thảm hại.

Mình rất tiếc, nhưng sự thật là, Hòa thuận với Sếp, liên quan trực tiếp tới Tiền Lương.

Nói gì thì nói, Sếp có Quyền hạn và có sức mạnh hơn. “Ai có Quyền Lực, người đó nắm thóp”

Thành ra, Hãy tích cực và chủ động giao tiếp với Sếp, thì rốt cục sẽ có Lợi hơn đó.

phatxit.net
phatxit.net

Bạn là tuýp nhân viên thế nào, hãy truyền đạt cho Sếp dễ hiểu.

Quản lý nhân viên, chính là công việc của Sếp mà.

Quản lý nhân viên tốt, nâng cao động lực làm việc, phát huy hiệu suất làm việc, làm được như vậy thì tức là công việc của Sếp suôn sẻ.

Tức là, Nhân viên nào càng dễ quản lý, thì đối với Sếp, chính là một “món ngon”, giúp cấp trên nâng cao lòng tự trọng của họ, nâng cao điểm đánh giá trong công việc quản lý con người.

Do vậy, trở thành một nhân viên để Sếp dễ quản lý, là việc quan trọng nhất.

Cụ thể là, hãy truyền đạt thật dễ hiểu cho Sếp biết, bạn có sở trường, sở đoản gì, môi trường nào khiến bạn làm việc năng suất cao, môi trường nào làm giảm hiệu suất.

VD như là:

  • Tiếng Nhật chưa giỏi lắm nhưng mà tiếng Anh thì rất mạnh, tiếng Việt thì vô đối
  • Lập kế hoạch dài hạn thì hơi kém, nhưng mà hoàn thành mục tiêu ngắn hạn thì tốt
  • Làm việc theo kế hoạch định sẵn thì khá suôn sẻ, nhưng mà có biến cố xảy ra thì bối rồi ko biết đối ứng sao.
  • Quan hệ với đồng nghiệp A thì rất tốt, nhưng quan hệ với người B thì xấu.
  • Nếu được khen thì làm rất tích cực, ngược lại bị ép deadline thì rất là hoảng loạn

Như kiểu trên vậy. Nghĩa là, ngay từ những ngày bình thường, hay liên tục truyền đạt cho Sếp biết “Sách hướng dẫn sử dụng bản thân bạn”.

Khi Sếp hiểu rõ cách sử dụng bạn, thì sẽ có Lợi:

  • Công ty: Năng suất làm việc tăng cao, Happy!
  • Cấp trên: tự cảm thấy năng lực quản lý của sếp cao, Happy!
  • Cấp dưới: có môi trường thuận lợi để làm việc hiệu quả, Happy!

Một mũi tên mà trúng 3 đích, 三方良し

phatxit.net
phatxit.net

Có thể đây là điểm mấu chốt nhất trong cách hòa hợp với Sếp nhỉ😁

Phần trên, đã biết là nên trở thành cấp dưới dễ sử dụng.

Nhưng, một mặt khác

phatxit.net
phatxit.net

Bị xem thường là điều tuyệt đối không thể chấp nhận!

Con người ta, dù là vô tình hay cố ý, trước một đối phương mà họ xem thường, có xu hướng sẽ hành động:

  • Yêu cầu các thứ vô lý
  • Thuyết giáo
  • Đổ trách nhiệm
  • Không công nhận thành quả
phatxit.net
phatxit.net

Đã từng có người bị xem thường bởi cấp trên cùng hội 働かないおじさん, rất là đáng thương.

Thế nên, chúng mình, phải Thể hiện sự rõ ràng trong hành vi và công việc.

Một khi đã giải thích rõ cho Sếp biết mình có năng lực làm việc thì:

  • Nếu tạo cho mình môi trường tốt, mình sẽ là Cấp dưới rất tiện lợi
  • Nếu bị đối xử thiếu tôn trọng, thì sẽ là Cấp dưới siêu khó chịu
phatxit.net
phatxit.net

Tạo cho Sếp nghĩ là “Nếu coi trọng đứa nhân viên này thì sẽ có Lợi cho tao” và “Người có thể giỏi điều khiển được thằng nhân viên khó chịu này, chắc chỉ có tao mà thôi, haha”. Như vậy là Bạn đã Đại Thắng.

Muốn thế phải Biết quyền lợi của người Lao Động ở Nhật được Luật pháp bảo vệ chặt chẽ, Biết tránh các công ty xấu ブラック企業.

Tham khảo thêm các bài dưới:

Khen ngợi Sếp, là yếu tố cần thiết trong ứng xử với cấp trên.

Tất nhiên, ko phải là khen ngợi với tư thế của người ở trên, mà VD như:

  • Nhờ có trưởng phòng mà công việc suôn sẻ
  • Thực sự rất cảm ơn
  • Tôi không ngờ rằng có một trưởng phòng sẵn lòng làm đến mức này…
  • Chính vì là trưởng phòng nên mọi việc mới thành công đến vậy

Hãy khéo léo kết hợp thêm yếu tố công việc và tổ chức, bằng những lời như thế này vào cuộc trò chuyện.

Chắc chắn cấp trên sẽ mỉm cười hài lòng.

phatxit.net
phatxit.net

Làm Sếp, có lẽ là ít cơ hội được khen.

  • Bị cấp trên nữa đưa ra yêu cầu cao
  • Bị cấp dưới than phiền bất mãn

nhiều Sếp cũng cô đơn lắm.

Làm Sếp, cũng muốn được khen mà.

Thế nên,

  • Nịnh bợ
  • Tâng bốc

ko phải như trên, mà nếu được Hãy là người cấp dưới thi thoảng khen ngợi và khích lệ Sếp, cũng ko hề tồi chút nào.

Chứ mà ko khen Sếp được một câu nào, để lâu thì coi chừng ổng trở thành người khó tính thật là chúng mình cũng lãnh đủ à. Hehe.

Cuối cùng là điểm cần chú khi ứng xử với Cấp trên.

phatxit.net
phatxit.net

Khi mà chỉ có 2 người với nhau, thì mình có thể tranh luận với ông cũng OK.

Vì có lúc đồng ý thì cũng có lúc trái chiều, cần tranh luận chút cũng là để rút ngắn khoảng cách, để hiểu nhau hơn. “Không Đánh không quen biết”

Thế nhưng, trước mặt người thứ ba, thì vấn đề hoàn toàn khác nhé.

  • Trước mặt các nhân viên khác
  • Trước mặt Sếp lớn hơn
  • Trước mặt các Sếp khác

tức là khi có ai đó ngoài Bạn và Sếp, thì tuyệt đối không được “bật” lại.

Nếu chẳng may mà buột miệng nói suồng sã như khi chỉ có 2 người với nhau, thì có thể phải gánh chịu cơn giận lôi đình sau này đó.

Có thể ít người dám Bật Sếp trước đám đông, nhưng mà để Hòa thuận với Sếp của mình thì nhất định phải chú ý ko được làm điều này nha!

Người mà hòa hợp với Sếp, sẽ tuyệt đối không làm 5 điều sau đây:

  • Né tránh giao tiếp
  • Ko chia sẻ cách quản lý bản thân
  • Không thể hiện sự rõ ràng trong hành vi và công việc.
  • Không khen ngợi
  • Bật Sếp trước mặt người khác

Khi gặp phải cấp trên khó chịu, hãy coi ứng xử với họ một cách thành thạo cũng là một phần công việc, và cố gắng để mọi thứ trở nên ổn định, tốt đẹp, một cách khéo léo.

Ứng xử tốt đẹp được với Sếp, sẽ có 3 Lợi ích sau:

  • Được chọn công việc
  • Được đánh giá nhân sự tốt
  • Cảm thấy thoải mái ở nơi làm việc
phatxit.net
phatxit.net

Rốt cục, xấu hay là tốt, Sếp cũng là con người.

Quan hệ giữa người với người thì ở đâu, đi chỗ nào cũng cần phải ứng xử.

Dù Họ có thế nào đi chăng nữa, thì khi làm việc chung trong cùng một tổ chức cũng ko thể tránh gặp mặt.

Tìm mọi cách để có thể hòa thuận và làm việc một cách thoải mái với nhau là điều quan trọng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!

コメント

タイトルとURLをコピーしました