Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.
Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệu và Fannpage FB là Phatxit.net お金&おとく
Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.
Đây là bản tin kinh tế đầu tư của tháng 2 năm 2023 vừa qua. Khi đã xác định làm chủ cuộc đời và Tiền bạc của mình, chúng ta ko thể mơ hồ hay dựa chỉ vào cảm quan để nói về kinh tế. Các bạn hãy cùng Phát Xít phân tích thông qua các con số cụ thể nhé, để xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến công việc, cuộc sống, kinh doanh, đầu tư của mình.
OK. LET’S GO!
TOPIC NHẬT BẢN
Đối với tình hình trong nước Nhật, hãy cùng xem các điểm dưới đây.
- Chỉ số chứng khoán
- Các chỉ số kinh tế khác
- Chủ đề nóng
Chỉ số chứng khoán (Nikkei 225, TOPIX, J-REIT)
Nói về kinh tế Tư bản thì ko thể tách rời Chứng khoán, như hình với bóng vậy.
3 chỉ số chứng khoán này có biến động tính từ đầu năm như dưới đây.
Tháng 1 thì có vẻ mạnh nhưng sang tháng 2 đã ko còn tăng như trước nữa.
TOPIX và Nikkei 225 thì chắc có bạn cũng đã biết, đại loại hiểu nó là chỉ số giá chứng khoáng trung bình của toàn bộ thị trường chứng khoán Nhật Bản.
J-REIT là Quỹ ủy thác đầu tư vào Bất Động Sản Japan.
Chỉ nhìn trong tháng 2 thì sơ đồ như sau.
Cả 3 đều đi “ngang như cua” vậy.
Nhìn tổng thể thì “đi ngang” nhưng nếu tách ra 2 loại:
- Value: Các công ty có giá chứng khoán thấp hơn Giá trị cty đó, ko được kỳ vọng mấy.
- Gross: Các công ty được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt.
thì sẽ thấy sự tình khác nhau. Chứng khoán Value có vẻ mạnh hơn.
Dưới đây là biểu đồ của TOPIX Value
Trong tháng 2 nó đã tăng khoảng + 2.3%.
Còn TOPIX Gross thì như dưới đây.
Gross có vẻ trầm hẳn nhỉ.
Chứng khoán Value đang thuận chiều gió (sẽ nói sau) và xu hướng này có vẻ đang tiếp tục.
Các chỉ số kinh tế khác
Hãy cũng xem các chỉ số dưới đây.
Đầu tiên là GDP
- Tăng so với cùng kỳ năm ngoái 0.2% (đổi sang năm là tăng 0.6%)
- Tăng trưởng tích cực đầu tiên trong hai quý
※ Nếu 2 quý liên tiếp âm thì được coi là kinh tế suy thoái.
Có 2 xu hướng đang thúc đẩy GDP tăng là:
- Tiêu thụ cá nhân tăng: Nhờ Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ du lịch toàn quốc nên ngành Du lịch và Ăn uống, Dịch vụ lượng tiêu dùng đã tăng lên.
- Xuất khẩu tăng: Giảm bớt các biện pháp chống Corona nên khách du lịch nước ngoài đã bắt đầu quay trở lại Nhật nhiều hơn.
Chúng mình ai cũng mong Nhật bản giảm bớt các Hạn chế đi lại do Corona để Kinh tế được bình thường trở lại.
Khi so sánh với các cường quốc khác thì như dưới đây.
Nước nào cũng thấp, chỉ có Mỹ là hơi nhỉnh một chút.
2023~2024, GDP của Nhật dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 1~1.5%.
Thật là mong đợi cái ngày kinh tế Nhật tăng trưởng trở lại quá đi nè. ^^
Năm 2022 vừa qua thì có Ấn Độ là tăng trưởng tốt.
GDP của Ấn Độ vượt qua Anh, đứng thứ 5 trên thế giới.
インドのGDPは6.7%の成長となり、中国の伸び率を上回った。ドルベースの22年の名目GDPは約3兆3800億ドル(約460兆円)と英国を抜き、日本の8割に迫った。中国が22年に人口減に転じたのに対し、インドの人口は60年代まで増加が続くと予測される。
Nguồn: インド2022年6.7%成長、中国上回る GDP英国抜き5位 – 日本経済新聞 (nikkei.com)
Tất nhiên là khi GDP tăng thì Giá chứng khoán cũng tăng theo.
Dù là còn rất nhiều thông số mới đánh giá được tổng thể nhưng GDP là 1 trong những thước đo sức mạnh của một nền kinh tế trong bản đồ thế giới.
Hiện tại trong gói Chứng khoán Toàn thế giới オルカン mà Phát Xít đã giới thiệu trong bài INDEX, thì Ấn Độ chiếm khoảng 1.6%. Ko biết sau này nó sẽ tăng trưởng như thế nào nhỉ.
Tiếp theo là Chỉ số xu hướng kinh tế 景気動向指数
Chỉ số xu hướng kinh tế 景気動向指数 là gì?
Là chỉ số dùng để
- Nhận định về hiện trạng của toàn bộ nền kinh tế.
- Dự đoán về xu hướng tương lai
Nó bao gồm chỉ số của rất nhiều ngành như Công nghiệp, Lao động, Tài chính…những ngành quan trọng then chốt của nền kinh tế.
Đại loại bạn cứ tưởng tưởng như là việc cho nhiều loại rau củ quả vào máy xay sinh tố và bấm nút quay tít là ra loại nước rau trái tổng hợp vậy.
Qua biểu đồ trên thì thấy nó biến động rất yếu và ko có vẻ gì là kinh tế sẽ khởi sắc cả.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cũng công bố xác suất suy thoái kinh tế đang tăng lên.
Khi mua chứng khoán Nhật có vẻ như ko nên kỳ vọng là Hiệu quả kinh doanh của các công ty sẽ tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.
Tiếp theo là Chỉ số vật giá tiêu dùng
Vâng ạ, + 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gần đây ai cũng cảm nhận được sự tăng cao của giá cả bên ngoài.
Đập ngay vào mặt người tiêu dùng là Tăng giá thực phẩm và Điện Ga
- Dầu ăn + 31.7%
- Sữa + 10.0%
- Điện + 20.2%
- Ga + 35.2%
Các bạn nhớ HÀNH ĐỘNG để giảm tiền Điện Ga ngay nhé.
Nhìn hóa đơn tiền Điện Gas mà ko tin vào mắt mình, phải xem đi xem lại 2, 3 lần. Có ko ít các gia đình đều có chung cảm giác như vậy trong thời gian vừa qua. (Nhà mình^^)
Tuy nhiên nhà mình nhờ có sự tăng trưởng của Tài sản nên có thể hấp thụ được Lạm phát thành ra hầu như ko có ảnh hưởng mấy đến cuộc sống.
Khi đã có chuẩn bị sẵn tư thế rồi thì sẽ ko còn quá lo lắng.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh là để chống lại Lạm Phát cần “Sức lao động” và “Cổ phiếu“.
- Bán “sức lao động” cho doanh nghiệp nào trả lương cao và tăng lương đều. Gần đây đang có xu hướng tăng lương cho nhân viên của các cty.
- Sở hữu cổ phiếu và tạo thu nhập khác ngoài Lương.
Nếu ko tăng thu nhập lên thì cuộc sống chi tiêu ngày càng khó khăn, tiền càng giảm là điều “chạy trời ko khỏi nắng”.
Tiếp theo cùng xem vừa qua Nhật có chủ đề nào hot ko nhé.
Chủ đề của tháng 2 trong nước Nhật
Ngân hàng TW có thống đốc mới
Ngân hàng TW Nhật bản 日銀 thì giống như Ngân hàng Nhà nước VN (SBV) vậy đó.
Ngày 8 tháng 4 tới, Nhiệm kỳ của Thống đốc Ngân hàng TW hiện tại là bác KURODA sẽ hết và các vị trí TOP sẽ được thay mới.
Đó là 3 bác sau.
- Thống Đốc: Ngài Ueda Kazuo. Nhà kinh tế học tốt nghiệp ĐH Tokyo. Từng là Ủy viên Đánh giá (Thẩm nghị viên) Ngân hàng TW. Chính sách nới lỏng tiền tệ có vẻ vừa tích cực vừa trung lập.
- Phó Thống Đốc: Ngài Himino Ryozou. Cựu cục trưởng Cục Tiền tệ. Cái tên được biết đến trên thế giới trong quản trị tài chính.
- Phó Thông Đốc: Ngài Uchida Shinichi. Đã cùng với Thống đôc Kuroda lập kế hoạch và thực hiện các chính sách tiền tệ trong suốt thời gian qua.
Thường thì Thống đốc Ngân hàng TW sẽ xuất thân từ Bộ Tài Vụ hoặc đang làm trong Ngân hàng TW.
Vậy mà lần này bác Ueda ko xuất thân từ đó, mà là Thống đốc đầu tiên xuất thân là “Học giả” kể từ sau Thế Chiến 2. Hơi Bất ngờ.
Điều này khác hẳn với dự đoán của các trang báo đã đề cập trước đó.
“Top của Ngân hàng TW tiếp theo là ai?” vẫn luôn là chủ đề được Nhà đầu tư quan tâm.
Vì sao, đó là dấu hiệu để dự đoán phương hướng chính sách tiền tệ sau này.
Đại thể là có cách nhìn như sau.
- Top của Ngân hàng TW tiếp tục duy trì nới lỏng tiền tệ →Có thể sẽ Yên rẻ, Chứng khoán tăng!
- Top của Ngân hàng TW giảm bớt nới lỏng tiền tệ → Có thể sẽ Yên đắt, Chứng khoán giảm!
Bác Ueda ko biết thuộc trường phái nào ta?
Ngày 24/2, Họp báo tại Hạ viện thì bác Ueda có thể hiện ý kiến là
- Hiện tại chính sách của Ngân hàng TW là hợp lý.
- Tiếp tục nới lỏng tiền tệ, để hỗ trợ thúc đẩy kinh tế.
Vậy là ở thời điểm này thì về chính sách ko có gì thay đổi nhiều so với đường đi trước của Thống đốc Kuroda.
→ Tiếp tục duy trì nới lỏng tiền tệ.
→ Ngân hàng TW ko thay đổi! Yên tâm và An tâm!
→ Giá Yên rẻ và Chứng khoán tăng.
Tuy nhiên, vẫn có thể nghe thấy đâu đó là
- Họp báo ban đầu thì nói vậy thôi cho nó an toàn.
- Giờ bác Kuroda vẫn còn tại chức, tự nhiên thay đổi chính sách sao được. Vuốt mặt phải nể mũi chứ.
- Thực tế thì sau này có thể sẽ từ từ điều chỉnh chính sách tiền tệ đó.
- Việc mà các bác xuất thân từ Ngân hàng TW ko lên TOP thì có nghĩa là Dấu hiệu thay đổi chính sách đó chẳng phải sao?
Sau ngày 9/4, Thống đốc mới Ueda lên ngôi thì bác sẽ làm gì. Vẫn ko thể ko chú ý được.
Cổ phiếu giá rẻ phát triển nhanh chóng.
Cổ phiếu Value (Giá rẻ) của Nhật đang được chú ý tới.
Xuất phát từ việc Sàn Giao dịch chứng khoán Tokyo có nhắc nhở anh em Doanh nghiệp
Hỡi các Doanh nghiệp có PBR đang ở dưới 1.0, ko phải chuyện đùa đâu, hãy cải thiện tình hình đi nhé.
東京証券取引所 là Sàn Giao dịch chứng khoán lớn nhất Nhật Bản. Bản thân nó cũng chính là một công ty Cổ phần. Các công ty khác nhờ nó mà được lên sàn.
Các công ty khác thì dù có nghĩ là Sàn giao dịch này urusai quá đi, nhưng vẫn ko thể hoàn toàn bỏ ngoài tai ý chỉ của 東京証券取引所.
PBR là một trong các chỉ số để đo mức độ đắt rẻ của Doanh nghiệp. price-to-book ratio.
Chứ ko phải chúng mình nghĩ là giá cổ phiếu 1 sen là rẻ, 1 man là đắt đâu nhé. Đó là cách nhìn chỉ dựa vào Giá cả, mà ko thấy Giá trị.
Đơn vị của PBR là “lần”.
- 1.0 lần.
- 1.5 lần.
- 2.0 lần.
PBR sẽ thể hiện ra như sau.
- PBR càng cao thì Doanh nghiệp có tiếng, tăng trưởng được kỳ vọng cao.
- PBR càng thấp thì Doanh nghiệp ít được quan tâm, tăng trưởng có kỳ vọng thấp
Hoho. Chả hiểu gì mấy.
Vậy thì xem VD cụ thể nhé.
- Sàn Giao dịch chứng khoán Tokyo có khoảng 1,800 cty thì tỷ lệ có PBR dưới 1.0 là khoảng 50% (Nhiều vãi)
- S&P500 gồm các cty Mỹ thì tỷ lệ có PBR dưới 1.0 chỉ là 3% (quá ít)
Doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản khác nhau một trời một vực vậy đó.
Các nhà đầu tư ít người nghĩ là tương lai của Japan sẽ rất Yomost!.
Xưa hay Nay thì được kỳ vọng cao vẫn là các công ty Mỹ.
Vì sao các công ty Nhật lại bị kém kỳ vọng vậy?
Là do Hiệu quả và Lợi nhuận kém.
Thế nên Sàn Giao dịch Tokyo mới ra chỉ thị cho các cty cải thiện tình hình ngay nếu ko thì sẽ bị các nhà đầu tư bỏ rơi.
Một số doanh nghiệp bắt đầu “Mua lại chứng khoán của chính mình”, rồi thực hiện tăng hiệu quả kinh doanh lên.
Các doanh nghiệp hành động như vậy thì giá chứng khoán tăng như
- CITIZEN tăng 35%
- HONDA tăng 10%
- AGC tăng 8%
Nguồn tham khảo: Bloomberg
Về phần động thái của thị trường thì
Sau này Cty có PBR thấp sẽ thay đổi. Cơ hội để mua chứng khoán Value đây rồi!
Thế nên thuận chiều gió này mà Chứng khoán Value mới tăng trưởng mạnh.
Nếu mua trước được những mã Value tốt thì
- Tỉ suất Lợi tức cao
- Giá chứng khoán cũng tăng.
2 lần ngon ăn.^^
Trước khi nó tăng giá muốn mua trước các công ty tốt nhỉ.
VẬY CÒN TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐẦU TƯ THẾ GIỚI THÌ SAO TA?
MỜI CÁC BẠN XEM PHẦN TIẾP THEO NHÉ.
コメント