Xin chào các bạn, mình là phatxit.net. website chuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của người Việt tại Nhật.
Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.
Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệu và Fannpage FB là Phatxit.net お金&おとく
Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về chế độ bảo hiểm sức khỏe công cộng của Nhật (hay còn gọi là bảo hiểm y tế công cộng). Chủ đề hẳn hầu như ai cũng quen thuộc, nhưng chưa chắc đã hiểu rõ để vận dụng hiệu quả tối đa tác dụng của bảo hiểm này.
Trong chúng ta chắc hẳn cũng có bạn “Ngay từ đầu đã không hiểu quá chi tiết về bảo hiểm y tế công cộng” phải không ạ.
Đúng vậy, Mình chỉ biết mỗi điều là khi đi khám ở bệnh viện thì phải trả 30% viện phí thôi.
Vậy thì trong bài viết này, mình sẽ giải thích 4 điểm về bảo hiểm y tế như dưới đây.
Kiến thức cơ bản về bảo hiểm y tế công cộng
Ít nhất, có 3 thứ cần trang bị kiến thức về bảo hiểm y tế công cộng.
Kiến thức số 1:Bảo hiểm toàn dân tham gia
Chế độ bảo hiểm này bắt đầu từ năm 1961. Trước đó thì có tới 1/3 dân số Nhật ở trạng thái không có bảo hiểm.
Hiện nay, tuy theo nghề nghiệp và tuổi tác mà loại hình bảo hiểm có khác nhau, nhưng có thể nói toàn bộ dân số ở Nhật, kể cả người nước ngoài, đều có quyền tham gia Bảo hiểm y tế quốc dân.
Phần lớn người Việt ở Nhật là nhân viên một công ty nào đó, nên sẽ rơi vào loại Bảo hiểm sức khỏe 健康保険. Bảo hiểm này được chia tiếp thành 3 nhóm.
Việc vô loại bảo hiểm sức khỏe nào, bạn không có quyền lựa chọn vì nó được quy định theo từng công ty rồi.
Bạn nào chưa biết bản thân mình đang vô loại bảo hiểm nào, thì hãy lấy thẻ bảo hiểm ra và nhìn xem tên Quỹ bảo hiểm là gì nhé.
Nếu là「全国健康保険協会○○支部」thì đó là Hiệp hội Kenpo, Nếu là 「○○(tên công ty) 健康保険組合」thì đó là Hội Bảo hiểm Y tế.
(Bảo hiểm sức khỏe quốc dân 国民健康保険 cũng có 2 nhóm, nhưng để ngắn gọn mình không đề cập đến trong bài này)
So với ở Mỹ, tuy là hùng cường kinh tế số 1 thế giới, nhưng số người không có bảo hiểm theo thống kê là 27,500,000. Có rất nhiều người vì thu nhập thấp mà không thể nhận được sự điều trị y tế cần thiết.
(Tham khảo THE WALL STREET JOURNAL-米国の医療保険未加入者、10年ぶりに増加)
Thậm chí, nghe nói ở Mỹ bảo hiểm là theo kiểu từng bộ phận trên cơ thể, VD như bảo hiểm Tim chỉ trả tiền điều trị cho Tim, bạn bị đau tay là ko được bảo hiểm này trả đâu nhé.
Ở Mỹ không phải như ở Nhật. Ở Nhật tất cả mọi người dân, ko phân biệt thu nhập hay quốc tịch, hiển nhiên đều có bảo hiểm!
Kiến thức số 2:Tiêu chí 「Cần thiết tối thiểu・Công bình」
Ở Nhật, nhờ có bảo hiểm y tế công với tiêu chí「Cần thiết tối thiểu・Công bình」, Chỉ cần có thẻ bảo hiểm thì bạn có quyền lựa chọn đi bất cứ bệnh viện nào để khám chữa bệnh.
Ngoài ra, nếu chỉ vì lý do nghề nghiệp hay thu nhập, bạn sẽ không bị bệnh viện hay bác sĩ từ chối, tiền điều trị ở đâu cũng hầu như giống nhau.
Người nước ngoài như người Việt chúng mình cũng chỉ cần có thẻ bảo hiểm là đã có thể nhận được dịch vụ Y tế tốt tại một nước phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản.
Tuy nhiên, đúng như ý nghĩa 「Cần thiết tối thiểu」, các đối tượng sau đây nằm ngoài phạm vi bảo hiểm.
Không gì đâu xa nói đến bảo hiểm y tế ở VN, cũng là một bảo hiểm quốc dân, nhưng ko phải muốn đi viện nào cũng được, phải theo đúng tuyến, thường thì bạn phải thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh tại Quầy thu ngân rồi mới làm thủ tục lấy lại tiền từ bảo hiểm y tế, thủ tục cũng hơi rối…khiến nhiều người chọn khám chữa bệnh tự do hơn là chờ đợi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, Chính phủ VN cũng đang dần cải tiến chế độ bảo hiểm y tế ngày một dễ sử dụng hơn, một số bệnh viện tốt cũng hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục lấy bảo hiểm. VD như VINMECH. Tham khảo: Hướng dẫn dành cho khách hàng có Bảo hiểm Y tế | Vinmec
Không thể so sánh khập khiễng vì Nhật là một nước giàu có trong Top đầu thế giới, với một nước đang phát triển như VN mình thì dần dần cải tiến lên cũng tốt rồi. Cố lên Việt Nam thân yêu!
Kiến thức số 3:Số tiền bản thân phải trả về cơ bản là 30%
Khi chi trả viện phí do chấn thương hay bệnh tật, theo quy định của bảo hiểm công cộng, thì số tiền tự mình phải chịu, về cơ bản là 30%.
Tuy nhiên, Số tiền tự mình trả này, có Giới hạn trên.
Chúng ta vừa nhắc đến chế độ Giới hạn trên, đây là một trong những chế độ “siêu tốt” của bảo hiểm công. Thêm vào đó còn có một số chế độ nữa mà các bạn nên biết để áp dụng khi cần thiết. Đây là phần trọng tâm nhất mình muốn các bạn biết.
Chế độ Giới hạn trên tiền điều trị.
Một điểm “tốt kinh khủng” của bảo hiểm công là có chế độ giới hạn trên高額療養費制度. Trong 1 tháng dù bạn có hết bao nhiều tiền điều trị đi chăng nữa, thì bạn chỉ phải trả số tiền tối đa là giới hạn trên này, phần còn lại khỏi lo nghĩ gì luôn!
Con số tiền giới hạn trên này, tuy theo độ tuổi và thu nhập mà khác nhau.
Đây là bảng Giới hạn trên cho đối tượng nhân viên công ty và công vụ nhà nước nhé.
Chính nhờ có chế độ Giới hạn trên này, mà có thể nói nếu bạn có ○○man tiền tiết kiệm phòng rủi ro rồi, thì nguy cơ không đủ trả viện phí là rất ít xảy ra, phải không nào.
Ối giời ơi, có chế độ tốt như này mà giờ tớ mới biết đến!
Thêm nữa, nếu bạn chuẩn bị trước Giấy chứng nhận Giới hạn trên 限度額適用認定証 thì đến khi thanh toán viện phí, bạn chỉ phải trả số tiền tối đa là Giới hạn trên này thôi nhé. Dù biết là được hoàn tiền, Bạn nào lo ngại rằng ngay một lúc phải trả số tiền quá lớn, thì hãy nhớ xin trước Giấy chứng nhận Giới hạn trên nhé.
Về thủ tục liên quan đến Giới hạn trên này, mình khuyến khích bạn nên liên hệ trước với Hiệp hội bảo hiểm mà gia đình bạn đang tham gia. 健康保険組合や全国健康保険協会など
Hoặc bạn nào nhỡ nhập viện mất rồi mới lo thủ tục, thì hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, nhờ bệnh viện chỉ cho cách làm nhé. Gì cơ, bạn lo ko biết viện có giúp mình ko á? Yên tâm đi, mình cá là hầu hết các bệnh viện đều nhiệt tình giúp đỡ chuyện này. Vì ng Nhật họ tốt bụng? Haha, đơn giản vì đó là nguồn doanh thu của bệnh viện!
Này bạn nhé, bệnh viện cũng là 1 cơ quan kinh doanh, họ cung cấp dịch vụ y tế, còn bạn (và quỹ bảo hiểm) là người mua dịch vụ đó và trả tiền. Thu nhập của bệnh viện là từ bạn (30% đến Giới hạn trên) + từ Quỹ bảo hiểm (70% + Phần vượt quá Giới hạn trên). Phần lớn thu nhập của bệnh viện là nguồn thu được tiền từ quỹ bảo hiểm, nên tất nhiên họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn làm thủ tục với Quỹ bảo hiểm để lấy tiền về rồi. Dễ hiểu thôi phải không nào.
Chế độ chi trả tiền điều trị ở nước ngoài
Thêm một chế độ “tốt cực kỳ” của bảo hiểm y tế công cộng nữa, đó chính là Chế độ trả tiền điều trị ở nước ngoài. 海外療養費制度。
Mình sắp đưa con về VN chơi. Mà không biết nên mua bảo hiểm gì cho con không, nhỡ có gì đó phải đi viện ở VN thì tốn kém lắm.
Bảo hiểm sức khỏe của Nhật, có chi trả cho viện phí phát sinh ở nước ngoài đó!
Khi bạn rời khỏi Nhật bản, đi sang một nước thứ 2, nếu chẳng may bạn phải điều trị ở nước ngoài, thì số tiền đã chi trả cho việc điều trị đó sẽ được hoàn lại một phần theo quy định của Quỹ bảo hiểm.
Về quy định cụ thể của chế độ này thì thông tin chính thức là trên website của Hiệp hội bảo hiểm mà bạn đang vô, hoặc liên hệ trực tiếp với Hiệp hội đó. Đại thể là vẫn áp dụng theo các nguyên tắc tương tự như ở Nhật, chẳng hạn là bạn chịu 30%- Bảo hiểm 70% và Chế độ Giới hạn trên. Bạn cần giữ lại tất cả các hóa đơn tiền viện và bảng chi tiết nội dung điều trị mà bệnh viện nước ngoài cấp, rồi dịch sang tiếng Nhật.
Dịch tiếng Nhật à. Khó nhỉ, còn phải công chứng bản dịch à?
Yên tâm, Hoàn toàn ko cần phải đi công chứng nhé. Bạn có thể tự dịch hoặc Chưa giỏi tiếng Nhật thì có thể nhờ ai đó dịch hộ.
Hiện nay, ở VN cũng có nhiều bệnh viện cấp giấy tờ theo yêu cầu của bệnh nhân bằng tiếng Nhật luôn rồi đó. VD bạn mình đã về VN và điều trị tại bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được viện cấp giấy tờ tiếng Nhật luôn, để khi quay lại Nhật thì yêu cầu Bảo hiểm hoàn tiền lại.
Vậy nên nếu có bạn nào vì lý do ngôn ngữ hay sao đó, không muốn đi viện ở Nhật, mà muốn về VN điều trị bệnh hơn, thì hãy nhớ lấy Chế độ trả tiền điều trị ở nước ngoài.
Cụ thể về cách lấy và các thủ tục cần thiết, mời bạn xem bài dưới.
Chế độ trợ cấp thương tật ốm đau.
Lại một điểm “”tốt dã man” của bảo hiểm y tế công đó là Tiền trợ cấp thương tật ốm đau 傷病手当金. Đó là khoản tiền bạn được nhận dùng để trang trải cho sinh hoạt trong quá trình điều trị thương tật ốm đau mà không thể đi làm nhận lương.
Cách đếm 3 ngày để chờ lấy tiền^^
Cách tính tổng thời gian nhận 1 năm 6 tháng.
Một số Hiệp hội bảo hiểm lớn còn có thêm cả phụ cấp kèm theo. VD như Hiệp hội bảo hiểm y tế của Toyota, có thể nhận tối đa 80%, kéo dài 3 năm. Quá khủng!
Cụ thể hơn về cách dùng Chế độ này sao cho khéo, mời bạn xem bài viết dưới.
Có thể dùng ngay cả khi điều trị do tai nạn giao thông.
Lại một điểm “”tốt thật sự” của bảo hiểm y tế công đó là việc có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế để chi trả viện phí điều trị ngay cả khi nguyên nhân là do tại nạn giao thông.
VD, nếu chẳng may bạn gặp tai nạn oto, bạn là người bị hại, đối phương là người gây hại. Bạn bị thương phải điều trị, thì tiền điều trị đó phải có Công ty bảo hiểm Oto của đối đứng ra chi trả. Tuy nhiên, biết đâu vì lý do nào đó bạn chưa thể được bảo hiểm của đối phương chi trả kịp thời, chẳng hạn như đối phương chạy trốn mất hút, cảnh sát phải truy tìm, hay là đối phương không mua bảo hiểm. Lúc này bạn gặp rắc rối to với viện phí rồi!
Lời khuyên chân thành là khi phải điều trị do tai nạn giao thông, đầu tiên bạn hãy sử dụng Quyền sử dụng thẻ bảo hiểm Y tế luôn và ngay. Vì ko thiệt mà chỉ có lợi thôi:
・Thứ nhất, Khi dùng Thẻ bảo hiểm, tức là có quyền sử dụng chế độ Giới hạn trên, số tiền bạn tạm phải trả sẽ ít. Sau đó thì hy vọng bảo hiểm Oto sẽ hoàn lại.
・Thứ 2, Bệnh viện cũng sẽ phải tính viện phí cho bạn theo thang điểm mà Luật bảo hiểm quy định. Nếu ko dùng thẻ bảo hiểm, Bệnh viện có quyền tính theo thang điểm tự do, lúc này viện phí tăng gấp nhiều lần.
・Thứ 3, Nếu bảo hiểm oto chi trả ngay cho thì ko sao. Nhưng nếu ko được chi trả ngay, thì ban đâu bạn sẽ phải móc túi ra trả cho bệnh viện trước đấy. Sau đó phải tìm để đòi người gây hại và bảo hiểm oto hoàn lại. Lúc này Quỹ bảo hiểm sức khỏe sẽ thay bạn đòi tiền đối phương, khỏe chưa.
※Về vấn đề bảo hiểm oto và đền bù trong tai nạn giao thông, có rất nhiều điều để nói đến, mình hẹn sẽ chia sẻ cụ thể trong bài viết khác nhé.
Ngoài lề: Chế độ Cấp thẻ bảo hiểm cho người phụ thuộc ở nước ngoài.
Thực ra còn 1 chế độ “tốt kinh hoàng” nữa mà ít người biết đến, đó là chế độ Cấp thẻ bảo hiểm cho người phụ thuộc ở nước ngoài. Tuy nhiên, Luật bảo hiểm thay đổi và chế độ này đã ko thể áp dụng được nữa. Rất tiếc!
Cụ thể là trước đây, VD bạn có xin cho bố mẹ ở VN vào người phụ thuộc, thì bố mẹ ở VN cũng có thẻ bảo hiểm giống bạn có ở Nhật, và tất nhiên, chi phí điều trị của bố mẹ bạn ở VN cũng sẽ được chi trả theo Chế độ trả tiền điều trị ở nước ngoài như đã nói ở trên. Những ai biết tận dụng tốt chế độ này thì sẽ rất an tâm cho phần viện phí của bố mẹ ở VN. Tất nhiên mình đã biết đến và vận dụng Chế độ này từ trước đây, từng xin được thẻ bảo hiểm Nhật cho bố mẹ mình ở VN, và cũng đã làm thủ tục để hoàn lại tiền viện phí khi các cụ ở nhà ốm đau phải đi viện tốn nhiều tiền. Quá đã phải không nào. ^^
Rất tiếc, Luật bảo hiểm đã thêm điều kiện là người phụ thuộc cần sống ở Nhật, nên chế độ này đã trở thành “Diễm xưa”. (´;ω;`)Huhu
Ối giời ơi, có chế độ tốt như này mà sao giờ mới nói. Hết sử dụng mất rồi còn đâu!
Hehe, thôi mà Bạn Yên tâm, còn rất nhiều điều trong các bài viết khác mình sẽ chia sẻ để các bạn có thể áp dụng thực tiễn ngay.
Chúng mình cùng tổng kết bài hôm nay nhé.
Tổng kết
Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản về Chế độ bảo hiểm y tế công cộng do Nhà nước vận hành ở Nhật. Nhật Bản là đất nước có chế độ bảo hiểm Quốc dân cho hầu hết toàn bộ người dân có quyền tham gia, ai cũng bình đẳng, không phân biệt sang hèn, ng Nhật hay người nước ngoài, đều với mức chi trả như nhau (30%) là có thể nhận được dịch chăm sóc y tế.
Thêm nữa, nhờ có Chế độ Giới hạn trên, số tiền tối đa mà bạn phải chịu sau khi điều trị sẽ không quá lớn ngoài khả năng gánh vác.
Rồi nhờ có Chế độ trả tiền điều trị ở nước ngoài, Dù tạm thời bạn có đi ra khỏi Nhật mà chẳng may phải điều trị ở nước ngoài, thì nhớ mang giấy tờ về để xin hoàn tiền nhé.
Dù bạn có đau ốm nghỉ làm không có lương thì ko phải lo quá về sinh hoạt phí vì đã có Tiền trợ cấp thương tật đau ốm.
Bảo hiểm Y tế công cộng ở Nhật có quá nhiều Chế độ tốt nên có thể nói nó là một thứ bảo hiểm mạnh nhất thế giới.
Thực ra, còn nhiều chế độ tốt nữa nhưng nó đi sâu vào chuyên môn và dành cho những ai bị bệnh nan y, bênh bẩm sinh, người khuyết tật…mình không thể kể ra trong bài viết này. Những chế độ mình đã nêu trong bài hôm nay là dành chung chung cho tất cả mọi người, bình thường khỏe mạnh nhưng nhỡ chẳng may đau ốm thì ai cũng nên biết và áp dụng khi cần thiết. Còn các chế độ đặc biệt dành cho những đối tượng đặc biệt, mình sẽ chia sẻ sau nhé.
Bạn thắc mắc Tại sao mình lại biết rõ vậy ư? Đừng quên, mình là một trong những thành viên đầu tiên của Tổ chức dịch thuật Y học do tỉnh Aichi điều hành. Mình đã trải qua nhiều khóa đào tạo lý thuyết và thực hành, cũng như có kinh nghiệm thực tế tại các bệnh viện lớn nhỏ. Do vậy, các bài viết chính là những gì “chất” nhất từ các kinh nghiệm từng trải của bản thân.
Điều quan trọng là: sức khỏe là thứ quý giá nhất. Sức khỏe lại được chi phối phần lớn do chính các thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tưởng tượng cơ thể chúng ta như một chiếc oto mà bạn phải điều khiển cả đời. Chiếc xe này cần phải hết sức gìn giữ, vì một khi nó đã hỏng hóc, thì rất khó để chữa, có chữa cũng không được như lúc đầu. Hãy nhớ duy trì một lối sống tích cực, khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau xanh, vận động trí não và thể lực thích hợp, ngủ đủ giấc, khám sức khỏe định kỳ, để giữ gìn cơ thể mình mỗi ngày bạn nhé.
Về các loại Bảo Hiểm khác thì bạn tham khảo ở dưới nhé.
Bảo hiểm học phí 学資保険
Bạn có thể sodan ở web chuyên về Bảo hiểm 学資保険 dưới đây:
Bảo hiểm sinh mệnh
Có thể sử dụng web so sánh Seimei Hoken để chọn ra loại phù hợp cho Gia đình.
web sodan với chuyên gia FP, vận hành bởi công ty đã lên sàn chứng khoán Nhật bản.
>>> 生命保険 <<<
Nếu muốn nhân viên đến chỗ mình thì dùng web này: 何回相談しても無料!【保険見直しラボで保険相談】
Bảo hiểm cho mẹ và con
Là web Hướng dẫn bảo hiểm phù hợp cho giai đoạn Mang bầu, Sinh con, Nuôi con.
Sodan miễn phí là chắc chắn sẽ nhận được quà cho con.
Đối ứng toàn quốc. Có thể sodan online.
Nếu muốn chuẩn bị tốt nhất cho Con thì hãy thử dùng xem sao nhé.
Sẽ còn cần bàn nhiều về các loại bảo hiểm ở Nhật, cả bảo hiểm công và bảo hiểm tư nhân, mình sẽ lần lượt post sau. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp lại lần tới!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!
コメント