Nếu đây là lần đầu bạn đến với phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.
Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệu và Fannpage FB là Phatxit.net お金&おとく
Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.
Trong bài này chúng ta cùng đi xem Kinh tế thế giới biến động ra sao trong Tháng 3 vừa qua nhé.
KINH TẾ THẾ GIỚI
Kinh tế Thế giới chúng ta đi phân tích 4 nội dung sau đây.
- Chỉ số chứng khoán
- Vàng và trái phiếu
- Quỹ đầu tư Lợi tức cao
- Chủ đề hot
Chỉ số chứng khoán
Trân trọng giới thiệu các vị đại biểu tai to mặt lớn đến từ các nước G7 ạ!
G7 (nhóm 7 nước phát triển hàng đầu) có các chỉ số tính từ đầu năm như dưới đây.
Xem trong riêng tháng 2 thì như dưới đây.
TOPIX (Japan) khoảng +7.25%, giữ vững vị trí ở giữa.
Sẽ nói rõ thêm ở phần sau nhưng mà các sự kiện đáng chú ý xảy ra trong Tháng 3 có thể tóm tắt bởi 3 dòng dưới đây.
- Vài Ngân hàng của Mỹ phá sản, ảnh hưởng cả qua Thụy Sĩ. Nguy hiểm?
- Chính phủ và Ngân hàng TW đã dự tính và đối sách hợp lý. Ko nguy hiểm.
- Bất an trong Tài chính tạm ổn lại. Chứng khoán tăng giá.
Chắc hẳn đã là một tháng bận rộn của các tay Trader phải ko.^^
Vàng và trái phiếu
Tên của ETF nổi tiếng về đầu tư vàng là “GLD”, hãy xem nào.
Thành tích của Vàng Trong tháng 3 này so với đầu năm là +7.67%.
Từ bất an của nền Tài chính, Vàng vốn được coi là nơi trú chân an toàn nên dòng tiền đầu tư chảy vào.
Phòng khi có Biến là Vàng, tháng này nó đã thể hiện sức mạnh của mình.
※ Vàng là thứ mua sẵn thời bình để Phòng những khi hoạn nạn, Chứ ko phải là Mua vào trong lúc nó đang lên cao như thế này.
Tiếp đến là Trái phiếu nhé.
Nếu muốn có Income (Lãi suất) khoảng 2~5% thì Trái phiếu Mỹ là một ứng cử viên.
Hãy cũng check 3 mã Trái phiếu Mỹ tốt dưới đây nhé.
Trái phiếu tổng hợp của Mỹ, mã AGG có sơ đồ như dưới đây.
- So với đầu năm +1.64%
- Lợi tức hiện tại là 2.50%
- 70% Đối tượng đầu tư trong gói này là Trái phiếu có thứ hạng AAA.
Thứ hạng đầu tư từ AAA cao nhất đến C thấp nhất như hình dưới đây.
Lý do trái phiếu này tăng giá là do Lãi suất Giảm.
“Trái phiếu” và “Lãi suất” có quan hệ như cái bập bênh, biến động ngược hướng nhau.
Bằng chứng là đây, Hãy nhìn vào biểu đồ Lãi suất.
Đây là biểu đồ lãi suất dài hạn của Mỹ (Trái phiếu chính phủ 10 năm), hiện tại thì khoảng 3.47%
Lãi suất khi tăng gần tới 4% thì đột ngột giảm.
Ai mà mua được AGG đúng lúc Lãi suất 4% này thì coi như là đã mua được Trái phiếu với giá tương đối tốt.
Trái phiếu các công ty của Mỹ, mã LQD có sơ đồ như dưới đây.
- So với đầu năm +2.33%. Cũng do Lãi suất giảm nên giá tăng.
- Lợi tức hiện tại là 3.42%
- 80% Đối tượng đầu tư trong gói này là Trái phiếu có thứ hạng BBB đến A.
- Tính “cờ bạc” của nó thấp, vừa đủ đỗ cho tiêu chuẩn “đầu tư”, nhưng độ an toàn thấp hơn AGG.
Cuối cùng là mã HYG, được gọi là hàng “rác”, tập hợp của các trái phiếu công ty ko đạt tiểu chuẩn “đầu tư”, là gói đầu tư Trái phiếu có rủi ro cao.
- So với đầu năm +1.31% (như AGG và LQD, do Lãi suất giảm nên hơi tăng giá)
- Lợi tức hiện tại là 5.56%
- Đa phần Đối tượng đầu tư trong gói này là Trái phiếu có thứ hạng CCC đến BB.
- Rủi ro cao nên tổng lợi nhuận về mặt trường kỳ cũng có xu hướng cao hơn.
Tuy HYG gọi là hàng rác nhưng biến động giá của nó lại là điềm báo trước biến động của nền kinh tế. Khi mà giá HYG giảm mạnh và đột ngột thì khả năng cao là Kinh tế cũng có biến. Tưởng tượng HYG như là lũ chuột trong hầm mỏ, khi trong hầm có biến gì thì lũ chuột sẽ ráo rác chạy, báo trước cho người thợ mỏ biết mà tránh.^^
Quỹ đầu tư Lợi tức cao (ETF mang lại Income)
Phải nhắc đến 3 tên tuổi ETF rất tốt
- Vừa có thể mang lại Income (Lợi tức)
- Vừa lại có Capital Gain (Bán được lời giá)
đó là HDV, VYM, SPYD sơ đồ của chúng so với đầu năm như dưới đây.
Tất cả đều đang rơi xuống âm so với đầu năm.
Tại thời điểm này thì Lợi tức của chúng như sau.
- SPYD : 4.62% (Trung bình là 4.6%)
- VYM : 3.18% (Trung bình là 3.2%)
- HDV : 3.96% (Trung bình là 3.7%)
Khác với INDEX là mua dạng つみたて đều đặn và định kỳ, Khi đầu tư 高配当株 như các ETF này thì phải chờ thời điểm khi chúng rớt giá mới mua vào là chuẩn.
Trong tháng 3 vừa qua đã có thời điểm rớt giá như vậy.
Có mua vào được đúng lúc hay ko, Thời điểm chính là yếu tố quyết định đến Lợi nhuận của dạng đầu tư 高配当株.
Thông tin của các mã ETF Mỹ nói trên được thể diện trực quan dễ hiểu trên App con bò mang tên moomoo証券
App “con bò“
Đây là App của cty Futu Holdings Limited đã lên sàn chứng khoán NASDAQ ナスダック上場企業.
App này đã được rất nhiều người dùng trên thế giới, khoảng 19,000,000.
Chỉ cần nhập Email bất kỳ là có thể sử dụng được.
Có rất nhiều thông tin vềETF của Mỹ, chứng khoán Nhật.
Trong tài khoản Demo có ngay 1,000,000 USD và 2,000 man JPY, các các loại Tiền khác để Demo mua bán.
Giao diện của nó như hình dưới. VD khi tìm thông tin của VYM, Phần 概況 sẽ xem được các thông tin 基本情報 và thông tin về 配当金 gần đây, rất tiện lợi.
Ngoài ra, thông tin tỉ lệ % phân bố theo ngành 業界分布, hay là cấu thành 保有状況 gồm các công ty như nào, mỗi CTy chiếm bao nhiêu % cũng được thể hiện trực quan.
Tiếp tục chờ đợi cơ hội có Lợi tức cao để mua vào.
Chủ đề Hot của tháng 3/2023 vừa qua
Xin nói về 3 chủ đề sau.
Tháng 3 có quá nhiều sự kiện xảy ra. ^^
Hãy cùng đi xem thứ tự nhé.
SVB phá sản.
Ngày 10 tháng 3, Ngân hàng vừa (Ko quá nhỏ ko quá lớn) Silicon Valley Bank (SVB) phá sản.
Lần thứ 2 trong lịch sử Mỹ, Một Ngân hàng có quy mô vừa vừa đã phá sản.
Liệu có khủng hoảng như hồi sốc Lehman 2008-2009 ko?
Rất nhiều người có thể đã lo ngại như vậy. Thành ra:
- Chứng khoán: Rớt giá (Nhất là cổ phiếu các Ngân hàng rớt mạnh)
- Trái phiếu chính phủ: Tăng giá (Nhất là loại ngắn hạn)
- Vàng: Tăng giá (tầm giá cao nhất)
Chế độ rủi ro Risk of Mode đã được bật, nên dòng tiền Đầu tư chảy vào nơi an toàn như Trái phiếu chính phủ và Vàng cũng là điều dễ hiểu.
SVB là Ngân hàng giao dịch với nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Hitech.
- Do Chính sách tăng Lãi suất mà:
- Tài sản của Ngân hàng bị giảm (Do nó nắm giữ nhiều Trái phiếu và BĐS)
- Các cty Khởi nghiệp Hitech kinh doanh giảm sút, nhiều người rút tiền ra.
- Ngày 8/3, SVB công bố “Bán tài sản bị lỗ 18 oku Đô” và “Kế hoạch tăng vốn 22.5 oku Đô” tức là “Bị thua lỗ chút nhưng mà đang tập hợp Tiền nên yên tâm đi!”
- Trong thế giới Tài chính mà Ngân hàng nói “yên tâm đi” tức là “Tôi sắp đến giới hạn rồi”, thành ra sau công bố tăng vốn đó thì làm cho thị trường càng bất an hơn.
- Mọi người đổ xô đến Ngân hàng để rút tiền ra. Một khi xảy ra việc đổ xô rút tiền như này thì ngay cả một Ngân hàng khỏe mạnh cũng có thể toi.
Trong chốc lát Ngân hàng này đã phải phá sản.
Chịu ảnh hưởng này, Ngân hàng Signature Bank, được biết đến với giao dịch với các Cty Tiền điện tử (Coins) cũng phá sản theo, ngày 12/3.
Các cty IT đang gửi tiền và giao dịch với các Ngân hàng này lo sợ ko thể trả Lương cho nhân viên, nỗi bất an lan rộng.
Ngày 12/3, Bộ Tài chính Mỹ, Hội đồng Dự trữ Liên bang, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang tuyên bố “Sẽ bảo đảm toàn bộ Tiền gửi trong 2 Ngân hàng này“
Vốn dĩ Tiền gửi hơn 25 man Đô sẽ ko được Bảo đảm nhưng có thể nói đây là chính sách bất thường nhằm Cứu trợ tình hình của Mỹ.
Trước hết là thấy tốc độ đối ứng quá nhanh quá nguy hiểm của Mỹ. Các Sếp họp nhanh Quyết định cũng nhanh· Tốc độ bàn thờ. さすが USA·
Kiểu đối ứng chậm như ở Nhật thì có mà 2 tuần cả tháng cũng chưa thấy gì mất ^^.
Mà Đối ứng này của Mỹ đã:
- Là phán đoán tốt để bảo vệ hệ thống Tài chính.
- Nhưng có bất công khi mà Chính phủ bảo vệ quá đáng cho những người thất bại?
- Rồi tiền để bảo trợ cho tiền gửi Ngân hàng đó có phải là từ Thuế của dân mà ra?
Văn hóa và kinh tế tư bản Mỹ là mạnh được yếu thua, rủi ro thất bại phải chịu, thành công được hưởng. Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi Chính phủ Mỹ đối ứng như trên.
Nói tóm lại là Tài chính Mỹ đã vừa trải qua cơn sóng gió lâu rồi ko gặp từ sau Lehman shock.
Ngày 26/3, Hơn nửa SVB đã được mua lại bởi First Citizens BancShares.
Dường như Cổ phiếu các Ngân hàng Mỹ đã ổn định và phục hồi trở lại.
UBS mua Credit Suisse
Ngày 19/3, Công ty Tài chính lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã mua lại Credit Suisse, cty cùng ngành đứng thứ 2, với giá khoảng 4,200 oku Yên.
Đứng trước nguy cơ phá sản Credit Suisse cần được cứu trợ nên chính phủ Thụy Sĩ đã hỗ trợ cuộc sát nhập này.
UBS và Credit Suisse là 2 siêu Cty cực lớn trong Tài chính thế giới.
Cả 2 đều được Ban ổn định tài chính Financial Stability Board(FSB) chứng nhận là ko thể thiếu cho sự ổn định Tài chính thế giới.
Như kiểu ở Nhật thì 2 Ngân hàng 三菱UFJ銀行 và 三井住友銀行 vậy đó.
Tầm cỡ lớn như vậy mà sụp đổ thì đúng là Tài chính Kinh tế thế giới hoảng loạn mất.
Hiện tại, nhờ sự đối ứng nhanh chóng và kịp thời của các Chính phủ và Ngân hàng TW mà Bất an Tài chính đã tạm thời ổn định trở lại.
Nhưng tác dụng phụ của nó thì chưa chắc đã chấm dứt hẳn. Cần phải hết sức cẩn trọng chú ý biến động của Kinh tế thế giới.
FOMC tăng lãi suất thêm 0.25%
Ngày 21, 22 /3, FOMC đã quyết định tăng lãi suất thêm 0.25%
FOMC là hội nghị của các vị “Đỉnh của Chóp” quyết định chính sách tài chính của nước Mỹ.
Điểm chú ý của Hội nghị lần này là:
SVB phá sản, Thị trường Tài chính xáo trộn, các vị vẫn tăng lãi suất ư?
Ban đầu nếu ko có vụ SVB thì có thể mức tăng đã là + 0.5% rồi.
Nhưng trước tình thế kẹp giữa Lạm phát ko giảm và Ngân hàng phá sản, thì rốt cục thì FOMC lần này quyết định:
- Tiếp tục tăng Lãi suất: Nhưng ko phải +0.5 mà là + 0.25%
- Trong một tuyên bố, gợi ý rằng việc tăng lãi suất có thể kết thúc sớm.
Rốt cục sau nhiều biến động của Tháng 3 thì Dự báo về tăng Lãi suất như sau.
Dự báo Lãi suất sau này đã thay đổi hẳn nhỉ.
Lần tới FOMC là vào đầu tháng 5.
- Sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất +0.25%.
- Hay là tạm ngừng việc tăng lãi suất.
- Hay là gì nữa…
Lạm phát và Lãi suất của Mỹ sẽ còn phải tiếp tục theo dõi.
TỔNG KẾT
Xin tổng hợp tình hình kinh tế đầu tư tháng 3/2023 như sau.
- Giữa Tháng 3 chứng khoán có rớt giá nhưng sau đó phục hồi vào cuối tháng.
- Tình hình Kinh tế Tốt hay Xấu ko rõ ràng, khá là aimai.
- Nhật vẫn dùy trì Lãi suất thấp. Ko có gì bất ngờ.
- SVB phá sản. Mỹ đứng trước đợt sóng Tài chính thứ 2 trong lịch sử.
- Trước sự bất ổn Tài chính thế giới, UBS đã mua lại Credit Suisse.
- FOMC tăng lãi + 0.25%, nhỏ hơn so với dự tính ban đầu +0.5%.
- Từ bất an, phòng vệ cho Biến cố nên Vàng được mua và giá tăng lên.
Về mặt cá nhân thì
- Đầu tư INDEX (NISA) chứng khoán Mỹ, vẫn tiếp tục đều đặn.
- Đầu tư ACTIVE: chứng khoán Nhật, chờ cơ hội có mã nào “hạt dẻ” sẽ nhặt. ETF của Mỹ thì chờ thời cơ Rớt Giá sẽ hốt vào.
Khi quay lại Lịch sử:
- Giá chứng khoán đi xuống
- Kinh tế thực cũng xuống
- Tâm lý nhà đầu tư cũng Xấu
Chính những lúc đen tối như trên đã là Thời điểm mua vào thích hợp.
Với người đầu tư ACTIVE, Hãy nằm chờ và quan sát để Tóm được thời cơ như trên.
Để chuẩn bị có thể xem trước Thông tin của các mã ETF Mỹ qua moomoo証券
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!
コメント