【CHÚ Ý】ĐỪNG CHỌN CHUYỂN VIỆC MÀ GIẢM NENSHYU!

当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể có đăng quảng cáo.
当サイトは広告が含まれる場合があります。 Web này có thể có đăng quảng cáo.

Nếu đây là lần đầu bạn đến với Phatxit.net thì đây là vài nét giới thiệu của mình.

“Phát Xít” chỉ đơn giản là nickname của mình thôi, ko có gì ghê gớm đâu nhé^^

VÀI NÉT GIỚI THIỆU
  • Qua Nhật năm 2009.
  • Visa Kĩ sư → Nhân lực cấp cao → Vĩnh trú → Quốc tịch Nhật.
  • Công việc hiện tại: Quản lý mua bán, giá cả, tài sản trong một tập đoàn lớn.
  • Thành viên Tổ chức dịch thuật Y tế tỉnh Aichi.
  • Năm 2022, thành lập website để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
  • Các bài viết Trọng tâm về Tiền bạc, Tài sản, Đầu tư Chứng khoán.

Bạn có thể xem thêm ở Phần Giới thiệuFannpage FB là Phatxit.net

Sau đây, Chúng ta cùng đi vào nội dung của bài viết này nhé.

Mình chuyển việc và đã có Naitei nhưng mà Nenshyu giảm 30 man. Vậy có nên chuyển ko nhỉ!?

phatxit.net
phatxit.net

Chuyển việc mà giảm Lương thì ko nên chút nào.

Nhưng mà công ty hứa nếu làm tốt thì 1, 2 năm sau sẽ tăng lương tăng chức cho!

phatxit.net
phatxit.net

Vậy thì mình sẽ giải thích rõ trong bài này nhé.

phatxit.net ko thể susume cho bạn việc chuyển cty khác mà Nenshyu bị giảm.

Tất nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như cần thoát khỏi công ty xấu chẳng hạn, thì có thể đặc cách, nhưng về cơ bản hãy nói KO với chuyển việc giảm Lương.

3 lý do ko nên Chuyển việc giảm Nenshyu
  1. Bản thân sẽ phải gánh chịu rủi ro.
  2. Thành thói xấu “bán rẻ” sức lao động của bản thân.
  3. Sẽ ảnh hưởng xấu đến lần chuyển việc tiếp theo.
phatxit.net
phatxit.net

Như các bài khác, sẽ dùng con số dữ liệu cụ thể để chứng minh nên các bạn hãy xem hết bài này nhé.

3 LÝ DO KO NÊN CHUYỂN VIỆC GIẢM NENSHYU

Lý do 1. Bản thân sẽ phải gánh chịu rủi ro.

Có một sự thật hiển nhiên là, tồn tại ko ít cty chỉ “hứa mồm” nhưng ko thực hiện những gì đã nói trước khi bạn vào làm.

  • “Vào cty này rồi mà làm tốt thì sẽ được tăng lương ngay đó.”
  • “Trình độ như em thì có thể làm quản lý. Vào đây 1~2 năm sau sẽ được thăng cấp.”

Thực tế, En Japan (cty trung gian tuyển dụng) đã điều tra từ 597 người về việc sau khi chuyển việc thấy hụt hẫng gì nhất, thì câu trả lời “Lương, đãi ngộ xấu” chiếm tới 41%.

Nguồn: 第20回アンケート集計結果「「転職後」について」|ミドルの転職 (mid-tenshoku.com)

Sau khi vào cty làm với niềm tin là Lương, đãi ngộ sẽ tốt lên nhưng mà rốt cục cảm thấy ko được như kỳ vọng ban đầu, số người như này chiếm 41%.

Nếu cty thực sự muốn nhân sự như bạn thì:

✅ Ngay từ đầu sẽ ra đề xuất Lương tốt.

✅ Ngay từ đầu đã giao phó vị trí tốt.

Tại sao cty lại tuyển theo kiểu kèm điều kiện “nếu làm tốt thì tăng lương” nhỉ?

phatxit.net
phatxit.net

Suy nghĩ về cái đó là một việc rất quan trọng.

Sau khi tuyển vào, hiệu quả làm việc của bạn như nào thì tuyệt nhiên ko thể biết trước được.

Tuyển dụng 100 người thì cả 100 ng đó đều tạo ra thành quả như mong đợi của doanh nghiệp là điều ko thể, sẽ có một tỉ lệ nhất định rơi vào “Thất bại”.

Do đó, về phía Cty thì sẽ có xu hướng tuyển càng rẻ càng tốt để giảm thiểu rủi ro trên.

✅ Nếu có thành quả tốt thì sẽ tăng Đãi ngộ sau.

❌ Nếu thành quả ko tốt thì sẽ “lạnh lùng” (rồi sẽ tự chuyển chỗ khác thôi)

Tâm lý công ty là muốn giữ cho họ quyền Lựa chọn sau khi Tuyển người vào.

Mặt khác, từ vị trí người đi làm, ngay sau khi chuyển sang chỗ mới đã có thể phát huy tốt là điều rất khó. Lý do là vì, để mà tạo ra thành quả thì cần có thời gian để thu thập thông tin cần thiết.

  • Mô hình kinh doanh của cty là gì? Bộ máy tổ chức ra sao?
  • Keyperson trong cty là ai?
  • Văn hóa công sở thế nào? Bảo thủ hay Cấp tiến, Thử thách?

Việc nắm bắt được các thông tin trên, rồi hòa mình vào văn hóa cty mới thì kiểu gì cũng cần có thời gian.

Tất nhiên, vẫn có những người thích nghi nhanh và tạo thành quả sớm ngay khi vào chỗ mới, nhưng mà số đó là rất ít.

Phần lớn chúng mình đều có chút lo lắng là chuyển qua chỗ mới rồi ko biết có thích nghi được ko, có làm tốt được ko, ko ai mà tự tin ngay từ đầu được phải ko ạ.

Tương lai ko thể biết trước, do vậy ở chỗ làm mới có thể sẽ tốt hơn, nhưng cũng có thể sẽ ko tốt.

Tương lai bất định là điều hiển nhiên rồi, vấn đề là làm sao để điều khiển rủi ro đó.

Về rủi ro khi mà làm ko tốt ở cty mới

🏢 Cty gánh risk… Có tiềm lực tài chính lớn, dù thất bại mấy lần cũng có thể vượt qua.

👨‍💼Cá nhân gánh risk…Tiềm lực yếu, chỉ cần 1 lần thất bại thôi cũng chịu tổn hại lớn.

Khi suy nghĩ về tổn hại nếu thất bại, rủi ro nếu thích nghi ko tốt, thì ko phải là phía người chuyển việc mà đúng ra phía cty phải chịu.

Nếu đúng như bạn là nhân sự mà cty đang tìm kiếm thì cho dù có gánh chút rủi ro, cty sẽ vẫn đưa ra offer đãi ngộ tốt để mà thu hút vào chỗ họ.

Nếu chỉ đưa ra Đãi ngộ dạng “mờ ảo” 微妙 thì tức là thời điểm đó họ ko quá nhiệt tình đón chào bạn.

phatxit.net
phatxit.net

“Nhất định muốn có người này” nếu cty nghĩ vậy thì sẽ ko tiếc 1~2 năm tiền Lương đầu để mà chiêu mộ.

Nếu ko như vậy thì có nghĩa Cty cũng ko quá cần đến người như mình.

Với một cty đã ko quá nhiệt tình với mình, thì bản thân cũng ko nên quá nhiệt tình đến nỗi gánh chịu rủi ro thay họ. Ko hợp lý chút nào phải ko ạ.

Lý do 2. Thành thói xấu “bán rẻ” sức lao động của bản thân.

Đối với phần lớn chúng mình, Sức Lao động của bản thân là thứ Tài Sản duy nhất sinh ra Lợi nhuận.

Giá Trị của Sức Lao Động của bản thân sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

✅ Gắn cho nó Giá trị CAO

❌ Gắn cho nó Giá trị THẤP

Tự mình “bán rẻ” bản thân thì chẳng có gì tốt lành cả.

Doanh thu 売上 được quyết định thế nào, bạn có biết ko?

Doanh thu 売上 = Đơn giá 単価 X Số lượng bán ra 販売個数

Để tăng doanh thu, về cơ bản là giảm Đơn giá thì sẽ tăng số lượng ng mua hàng, khi số lượng bán ra nhiều thì Doanh thu cũng tăng.

Nhưng, Giảm Đơn giá để Tăng số lượng bán ra là Chiến lược của Công ty lớn.

Họ có tiềm lực tài chính lớn, Nếu mà bán được hàng với số lượng cực lớn thì dù Đơn giá có thấp một chút nhưng vẫn có thể tạo ra Lợi nhuận.

Đối với cty vừa và nhỏ, nếu giảm Đơn giá thì sẽ bị cuốn vào Cuộc chiến cạnh tranh giá, và chắc là sẽ Thua các Cty lớn.

Do đó chiến lược cho các cty vừa và nhỏ là nhắm vào những “Kẽ hở” trên thị trường mà Cty lớn ko thể bao phủ được hết. Bán hàng có chất lượng tốt và giá cao vào thị trường “Kẽ hở” đó, tập trung vào bán những thứ có Đơn giá cao và Tỉ suất Lợi nhuận cao.

Chiến lược Chuyển việc cũng giống vậy, Nếu “Bán rẻ” bản thân mình thì đúng là có thể có nhiều công ty muốn mua đấy.

Tuy nhiên, khi mà bạn chỉ có một “sản phẩm” duy nhất chính là Bản thân, mà lại Bán rẻ nó thì ko đời nào có thể tăng Doang thu 売上 lên được.

phatxit.net
phatxit.net

Vì là chỉ có duy nhất 1 sản phẩm nên ko thể chọn chiến lược Giảm Giá được.

✅ Làm cho Bản thân trở thành sản phẩm Chất lượng Cao Giá trị Cao.

✅ Chọn lựa Cty nào đánh giá cao giá trị của bạn và chỉ “Bán mình” cho Doanh nghiệp đó.

Đây là con đường duy nhất cho chiến lược sống còn của một cá nhân thông thái.

Lý do 3. Sẽ ảnh hưởng xấu đến lần chuyển việc tiếp theo.

Một điều rất thú vị đó là, Những người có thu nhập cao thường được nhìn nhận là xuất sắc.

Thu nhập thấp, nhưng cũng vẫn có nhiều người xuất sắc chứ!

phatxit.net
phatxit.net

Vậy với một người thu nhập 1,000 man và 1 người thu nhập 300 man. Bạn thấy ai xuất sắc hơn?

………..Người 1,000 man.

Trông đời thực hay trên mạng xã hội cũng vậy, ai mà có vẻ giàu có và kiếm được nhiều tiền thì sẽ thu hút được nhiều người hâm mộ hơn.

Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí Nhà tuyển dụng xem nhé.

Người 300 man nói “Tôi làm được việc lắm. Hãy tuyển tôi với Lương 1,000 man!” thì bạn có tin tưởng và tuyển dụng người đó ko?

Đúng là hơi khó nhỉ….

Trên thị trường tuyển dụng, “Thu nhập của Công việc trước” là một yếu tố để so sánh, đánh giá.

Agent tuyển dụng cũng sẽ dựa theo tiêu chuẩn Nenshyu của công ty trước đó bạn làm để mà giới thiệu chỗ mới.

Như đã nói ở phần trên, Khi chuyển việc mới thì có làm tốt hay ko chẳng ai có thể biết trước.

  • Cứ ở nguyên cty cũ
  • Chuyển việc

Dù chọn cái nào cũng đều có rủi ro cả.

Vì là có rủi ro, nên để duy trì việc đánh giá cao Giá trị bản thân mình, Chuyển việc nhưng ko giảm Nenshyu là điều rất quan trọng.

Nenshyu ko giảm, thì dù sau này có muốn chuyển việc lần nữa, sẽ ko phát sinh các bất lợi ko đáng có cho mình.

Ko giảm Nenshyu, thậm chí còn tăng, Chuyển việc như này sẽ có rất nhiều lợi ích về sau.

Lợi ích khi chuyển việc tăng lương

✅ Sau khi chuyển việc sẽ có nhiều Tiền hơn.

✅ Làm việc vì công ty đã đánh giá cao bản thân (Có động lực phấn đấu)

✅ Nếu mà có chuyển việc tiếp thì cũng dễ tìm được cty tốt.

phatxit.net
phatxit.net

Giá trị bản thân mà tăng thì chả có gì bất lợi cả.

THỊ TRƯỜNG CHUYỂN VIỆC GẦN ĐÂY RA SAO

phatxit.net đã giải thích các lý do để ko Chuyển việc giảm Nenshyu rồi, nhưng bạn có biết là

✅ Bao nhiêu % người chuyển việc Tăng Nenshyu.

❌ Bao nhiêu % người chuyển việc Giảm Nenshyu.

phatxit.net
phatxit.net

Hãy cùng xem dữ liệu của bộ Lao động Phúc lợi 厚生労働省 nhé.

Nguồn: 令和2年転職者実態調査の概況(個1.直前の勤め先及び現在の勤め先の状況) (mhlw.go.jp)

Ôi gì mà nhiều con số thế hoa mắt chóng mặt luôn.

phatxit.net
phatxit.net

Chắc ít người thích các con số thống kê như phatxit.net. (Trước học chuyên Toán^^). Hãy để mình giải thích các điểm trọng tâm nhé.

Bảng trên là phân theo độ tuổi mà có tỉ lệ % của Nenshyu “Tăng”, “Giảm”, “Ko đổi”.

Sẽ thấy là 20~44 tuổi thì có hơn 40% số người chuyển việc Tăng Nenshyu.

Cứ 10 người thì có 4 người có cơ hội Tăng Nenshyu.

Nếu chỉ có offer mà Nenshyu giảm thì đơn giản là ko chuyển việc nữa. Cho nên Hoạt động Chuyển việc 転職活動 là ko có rủi ro mà chỉ có Lợi thôi. Như là oẳn tù tì mà được quyền ra sau vậy.

Hoạt động Chuyển việc 転職活動
  • Có Offer Tăng Nenshyu → Chuyển việc cũng được.
  • Chỉ Offer Giảm Nenshyu → Ko chuyển việc nữa.

Mặt khác khi nhìn vào Bảng sẽ thấy là cơ hội tăng Nenshyu là Lợi thế cho người trẻ tuổi.

Nhật Bản là nước có dân số siêu già, tỉ lệ sinh quá thấp. Cơ hội cho người Việt mình nhiều vì có sức trẻ của độ tuổi đầu 2, đầu 3.

Ai mà đã nhận ra giá trị của “Sức trẻ” thì đã Hành Động để xây dựng sự nghiệp cho mình rồi.

phatxit.net
phatxit.net

Thị trường hiện tại vẫn đang có Lợi cho người Lao động vì Cầu vượt quá Cung, cơ hội vẫn còn đó nhưng khi mà Kinh tế đi xuống thì sẽ bất lợi hơn. Nên hãy Hành Động ngay bây giờ nhé.

TỔNG KẾT: MUỐN CÓ ĐÃI NGỘ TỐT CẦN BIẾT VÀ HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY

Bài viết này đã giải thích 3 lý do ko nên chọn Chuyển việc giảm Nenshyu.

3 lý do ko nên Chuyển việc giảm Nenshyu
  1. Bản thân sẽ phải gánh chịu rủi ro.
  2. Thành thói xấu “bán rẻ” sức lao động của bản thân.
  3. Sẽ ảnh hưởng xấu đến lần chuyển việc tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu cty đang làm quá tệ dạng BLACK ブラック企業 thì vấn đề ko phải Nensyu nữa mà là trước khi Tinh thần và Sức khỏe của bạn bị tổn hại, hãy “Chạy thoát” khỏi chỗ đó.

Với các bạn có lợi thế về Tuổi trẻ, Trình độ và tiếng Nhật cũng khá rồi mà Cty hiện tại ko tăng Đãi ngộ cho thì hãy nhớ là: Chuyển việc có thể có rủi ro nhưng Hoạt động Chuyển việc 転職活動 là ko có rủi ro mà chỉ có Lợi thôi. Như là oẳn tù tì mà được quyền ra sau vậy.

Hoạt động Chuyển việc 転職活動
  • Có Offer Tăng Nenshyu → Chuyển việc cũng được.
  • Chỉ Offer Giảm Nenshyu → Ko chuyển việc nữa.
phatxit.net
phatxit.net

Thực tế có người bạn của mình đã chuyển việc sau khi nhiều năm làm trong ngành oto qua ngành mới toanh là IT, với Nenshyu và môi trường làm việc tốt hơn hẳn.

Thời đại của thị trường Lao động mới, “転職” và “副業” là 2 thứ ko thể ko biết của một salary man khôn ngoan. Bạn có thể tham khảo sách này về sức mạnh của 2 thứ “転職” X “副業”

Nguồn ảnh: Rakuten

Để chuyển việc tăng Nenshyu, bạn nhất thiết cần đến sự trợ giúp của AGENT.

Web chuyển việc thông thường hay là tìm trên Hello Work ko thể có những offer chất lượng cao được.

Nếu các bạn thực sự muốn thành công trong hoạt động chuyển việc thì mình hết sức khuyến khích bạn sử dụng các Agent xuất sắc trong Tenshoku 転職.

Các Agent xuất sắc đó cụ thể là chỗ nào?

phatxit.net
phatxit.net

Giới thiệu với bạn các Agent đã được tuyển lựa như sau nhé.

※ Nếu Bạn có N2 trở lên, muốn thử apply vào FPT Japan, Hãy gửi CV cho phatxit.net nhé.

ℹ️ Agent ko giới thiệu đại trà một lúc hàng loạt cty, mà họ tuyển chọn chỗ thích hợp nhất rồi mới giới thiệu cho bạn.

ℹ️ Nói chuyện với các Agent nên dành cho các bạn tiếng Nhật tốt, N2 trở lên.


Chuyên dành cho người nước ngoài: ツギノシゴト【日本】


✅ Tuổi 30 trở lên, Lương cao: JACリクルートメント


✅ Tuổi 20代: ツナグバ

✅ Ngành Nấu ăn Nhà hàng 飲食: フーズラボ

✅ Ngành Hộ lý 介護:きらケア介護求人

✅ Ko yêu cầu kinh nghiệm, ko bằng cấp: みけジョブ

JACリクルートメント

	JAC Recruitment
JAC
  • Agent siêu mạnh trong các kiện chuyển việc cao cấp (tăng thu nhập)
  • Thích hợp cho độ tuổi 30 ~ 40.
  • Nếu mục đích chính của chuyển việc là tăng lương thì ko thể ko dùng Agent này.
  • Thu nhập 600 man/năm trở lên, các tuyển dụng cao cấp rất nhiều!
Nguồn: JACリクルートメント

UZUZ

UZUZ
  • Agent mạnh trong các kiện chuyển việc vào công ty lớn
  • Thích hợp cho độ tuổi 20 ~.
  • Rất nhiều tin tuyển dụng tốt ko công khai và độc quyền.
  • Đội ngũ chuyên viên hỗ trợ ở nhiều ngành nghề.
JAIC
  • Agent cho đa dạng đối tượng trong đó có 第2新卒
  • Thích hợp cho độ tuổi 18 ~ 35.
  • Tỉ lệ Naitei trên 80%, tỷ lệ gắn bó công ty mới trên 90%.
  • Mendan với cả những người muốn chuyển sang ngành nghề mới.
JAIC

FutureFinder
Nguồn: JAIC

Có tới hàng chục Agent ở Nhật nhưng ko phải cái nào cũng tốt, có những chỗ chỉ muốn cho bạn chuyển việc nhanh chóng để xong việc. Nhưng 3 Agent kể trên thực sự được đánh giá rất cao.

Về chiến lược Chuyển việc hãy tham khảo thêm các bài dưới đây nhé.

Cần trợ giúp sửa CV?

↓ Hãy check web này ↓

【キャリエモン】
Ngay trước ngày Phỏng vấn cũng OK

Là dịch vụ trả lời các băn khoăn khi tìm việc, chuyển việc, sửa CV, cách viết PR, cách phỏng vấn…

Hoàn toàn miễn phí, Không cần lộ tên, không giới hạn số lần khi sodan.

無料・匿名・無制限でプロにキャリア相談ができる

\詳細は下記をチェック/

Công ty cũ gây khó khăn khi muốn nghỉ việc?

Hãy sử dụng sự bảo vệ của Hiệp hội Tiêu chuẩn lao động Nhật bản:

日本労働基準組合

Hiệp hội tiêu chuẩn lao động Nhật bản

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!

コメント

タイトルとURLをコピーしました