Xin chào các bạn, mình là phatxit.net. website chuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về Tiền Bạc của người Việt tại Nhật.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ vềTHUẾ. Một chủ đề khá “phiền” vì nó phức tạp, không mấy ai hiểu rõ hết mình phải trả bao nhiêu thuế. Nhưng lại rất quan trọng vì THUẾ đi theo suốt cả cuộc đời của chúng mình. Nhất là tầm cuối năm như bây giờ, Các bạn làm công ty đều phải rục rịch làm báo cáo thuế cuối năm Nenmatsuchose 年末調整, nhưng mà lại không hiểu hết về thuế thì thật là tiếc phải không.
Hàng tháng nhận lương nhưng phần về tay của mình thấp lắm!
Nếu có kiến thức về thuế và giảm thuế, bạn sẽ giữ được tiền về tay nhiều hơn.
Hầu hết chúng mình đều không có cơ hội học về THUẾ nên số đông nghĩ “thôi thì người ta nói sao thì đóng như vậy” hoặc số khác lại tìm cách trốn thuế bất hợp pháp.
Chế độ THUẾ khá phức tạp, quy tắc lại thay đổi hàng năm, nên để nắm bắt tất cả về THUẾ là rất khó, ngay cả đối với chuyên gia.
Tuy nhiên, không cần biết tất cả nhưng việc học được kiến thức cơ bản vềTHUẾ là rất cần thiết để giúp bạn bảo vệ túi tiền của gia đình, trở nên thoải mái tự do hơn về kinh tế.
Vậy thì bài viết hôm nay, mình sẽ giải thích các nội dung về chủ đề THUẾ nhé.
Không nhất thiết phải hiểu hoàn thiện 100% về THUẾ.
Thực tế, ngay cả một kế toán thuế税理士 cũng không thể nhớ hết, hay là tùy mỗi nhân viên Sở thuế cũng có cách hiểu khác nhau.
Do vậy, Bạn hãy tập trung hiểu các phần cốt lõi cơ bản là được rồi.
Mình sẽ giải thích thật dễ hiểu các điểm mấu chốt. Bạn cùng mình học nhé!
Nhân viên công ty 1 năm phải đóng khoảng bao nhiêu tiền thuế?
Trước tiên, chúng ta hãy cũng xem VD cụ thể một người làm nhân viên công ty sẽ phải đóng khoảng bao nhiêu tiền thuế trong 1 năm nhé.
Đại thể số tiền phải đóng 1 năm tương ứng theo thu nhập như sau.
ôi bị trừ nhiều nhỉ. Tớ toàn nhìn vào số tiền về tay nên không mấy khi để ý thấy.
Do vậy, nhất thiết phải học về THUẾ.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan nghiên cứu chính sách Lao động Nhật Bản, thì một người tốt nghiệp ĐH, Cao học, là nhân viên chính thức và làm Full giờ suốt đến khi 60 tuổi, thì số tiền lương cả đời đó trung bình là khoảng 2,7 oku Yên với nam, và 2,2 oku Yên với nữ
(※Tham khảo:ユースフル労働統計2019 ―労働統計加工指標集―)
Giả sử bạn đi làm cả đời thu nhập khoảng 2,5 oku, thì số tiền thuế và bảo hiểm phải đóng là
Là nhân viên công ty, tiền thuế và bảo hiểm của bạn bị trừ tự động và trực tiếp từ tiền lương thông qua chế độ Khấu trừ thuế tận gốc Gensenchoshu 源泉徴収. Chế độ này là một phát minh lớn nhằm mục đích chưng thu tiền để phục vụ cho Chiến tranh, được áp dụng rộng rãi từ thời Hitle Phát Xít Đức và sau được Phát Xít Nhật áp dụng cho đến nay.
Ôi, Phát Xít thật “khủng” phải không nào!
Nhưng phatxit.net thì luôn ân cần chu đáo chia sẻ kiến thức rộng rãi cho cộng đồng.
Vậy đó, nếu không có một đối sách gì, bạn sẽ phải ngoan ngoãn đóng thuế theo đúng yêu cầu mà thôi.
Do vậy, Để giữ lại số tiền về tay cho mình nhiều nhất có thể, bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc học về THUẾ như thế nào rồi.
Các loại thuế, cách tính tiền thuế phải đóng.
Các loại THUẾ và thuế suất
Các loại thuế phải đóng sẽ khác nhau tùy thuộc bạn là nhân viên công ty hay là kinh doanh tự do.
Tùy theo cách bạn làm việc kiếm tiền mà các loại thuế phải đóng sẽ khác nhau. Phần thuế của người kinh doanh tự do mình sẽ không nhắc đến trong bài này, vì phần số đông trong chúng ta là Nhân viên công ty.
Mình sẽ tập trung nói về thuế thu nhập và thuế cư trú vì chung cho tất cả mọi người.
Đầu tiên, thuế suất của 2 loại thuế này như dưới đây.
Với Thuế thu nhập thì thu nhập càng cao thuế suất càng tăng nhỉ.
Việc thuế suất thay đổi theo thu nhập như thế gọi là Thuế lũy tiến nhé. ^^
Bạn có để ý là thuế suất tăng lên nhưng có 1 điểm kỳ lạ không. Đây nhé, bắt đầu từ 5%, rồi 10%, và 20% thì ok, tăng cách đều số đẹp. Nhưng sau đó “23%”, chỉ cách số trước có 3%? Sau đó lại quay lại tăng đều đều 33%, về số đẹp 40%, 45%. Bạn nào hiểu được bản chất đằng sau chỗ tăng rất nhỏ 20 → 23% là đã đạt đến độ “thần” về THuế rồi, chắc rằng bạn đó đã hiểu bản chất của Thuế, bản chất của kinh tế tư bản.
Thử so sánh với bảng thuế suất của VN xem nhé.
Thấy không, thuế suất VN mình tăng đều số chẵn đẹp chưa.
Đâu có cái chỗ 20 → 23% kỳ lạ như của Nhật phải không nào.
VN chưa đạt đến mức đó “thần” Thuế như Nhật. Hihi.
Bí mật 20 → 23% này mình đã “bật mí” ở bài dưới ↓
Với Thuế cư trú thì cơ bản là chỉ một thuế suất 10%. Có một số tỉnh thành phố có thể khác chút nhưng không nhiều. Bạn chỉ cần nhớ con số 10% là được.
Với nhân viên công ty, Thuế thu nhập và Thuế cư trú sẽ trừ tự động từ lương hàng tháng, nhưng thời điểm nộp thuế lại khác nhau đó, bạn cần ghi nhớ điểm này.
Thuế thu nhập được tính sơ bộ và trừ trước hàng tháng, sau đó đến cuối năm, nếu số tiền đóng nhiều quá thì phần dư sẽ được trả lại nhờ Nenmatsuchose 年末調整.
Tuy nhiên, nếu số tiền đóng ít quá thì sẽ cần phải đóng thêm.
Thuế cư trú thì là trả sau, số tiền được tính toán từ thu nhập của năm trước.
Số tiền thuế sau đó sẽ được rút từ lương của tháng 6 năm nay đến tháng 5 năm sau.
Đến đây, có một điểm bạn cần chú ý đó là trường hợp bạn nghỉ việc công ty này mà chưa tìm được công việc khác ngay, Trong thời gian chờ chuyển sang công ty mới, bạn sẽ phải tự mình đóng thuế cư trú của năm trước. Đó là lý do vì sao nhiều bạn nghỉ việc, rồi nhận cả xấp giấy báo đóng thuế gửi về, nhìn vào số tiền thì xây xẩm mặt mày, đóng một lúc thì xót tiền quá, nên chần chừ khất lần hay là tìm cách trốn thuế bất hợp pháp.
Nhưng Thuế sẽ truy thu đến cùng, ai nộp muộn còn phải đóng phạt thêm, rồi ko đóng thuế cũng ảnh hưởng lớn đến việc gia hạn visa hay làm vĩnh trú của bạn. Rồi sợ bị rớt visa hay là rớt thật nên lại phải bỏ tiền ra thuê Luật sư này nọ, mà không gì có thể đảm bảo 100% chắc chắn cho bạn. Ôi vòng luẩn quẩn bắt đầu!
Khi nghỉ việc, chuyển công ty, hãy nhớ đến Thuế cư trú và hãy tích lũy tiền để phòng vệ cho bản thân nhé!
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn trên, bạn cần biết rõ Thuế được tính theo công thức nào.
Mình sẽ giải thích trong Phần 2 dưới đây nhé.
コメント