Đây là phần 2 của bài viết, nếu chưa xem Phần 1, mời bạn theo dõi ở đây.
Tiếp theo nội dung trên, chúng ta xem tiếp PHẦN 2 nhé.
MẸO 2: TÌM CÔNG TY BĐS UY TÍN
Thứ 2 là tìm được công ty BĐS tốt.
Đầu tiên, hãy cùng xem trình tự khi gửi yêu cầu thuê nhà.
Với trình tự như trên, Khả năng xảy ra các đòi hỏi chi phí gian lận nằm ở Trung gian và Quản lý.
Đúng ra, nếu giữa người thuê và chủ nhà hợp đồng trực tiếp với nhau thì sẽ hoàn toàn tự do về các điểu khoản.
Nhưng điều muốn nói ở đây là các công ty xen vào giữa đó sẽ có trường hợp cắt xén gian lận ko công bằng.
Tất nhiên, Công ty trung gian và công ty quản lý làm công việc của họ do Chủ nhà giao phó, nên việc họ được nhận thù lao thỏa đáng là hoàn toàn ko vấn đề gì.
Tuy nhiên trên thực tế trong XH, công ty trung gian và quản lý lại ngang nhiên đưa ra, cộng thêm các chi phí mà chủ nhà ko yêu cầu và ko hợp lý để buộc người thuê phải trả.
Các chi phí nào cần chú ý, mình sẽ nói đến sau đây.
Để nhận biết chi phí nào là ko cần thiết, cần phải có kiến thức nhỉ!
Vậy nhé, cách để mà nhìn nhận ra đâu là công ty BĐS tốt, có 2 điểm sau đây.
◆ĐIỂM 1: LẤY BÁO GIÁ SO SÁNH 相見積もり
Dù bạn có thích căn nhà đó đến đâu đi chăng nữa, nhất định phải lấy báo giá so sánh.
Để biết rằng mình có đang bị hớ hay ko, bạn cần biết giá thị trường ra sao.
Chính vì ngành BĐS phần nhiều đóng kín thông tin, nên để biết giá thị trường, cần thiết phải lấy báo giá của nhiều công ty khác nhau để mà so sánh.
Lấy báo giá của mấy công ty thì được?
Khuyến khích nên lấy báo giá từ 3 công ty trở lên^^
Bạn chỉ cần đi vài cửa hàng BĐS khác nhau trên đường, hoặc thời bây giờ lấy báo giá online cũng được, để thu thập thông tin giá cả thị trường nhé.
Nhưng cần chú ý ở đây là, ko được chủ quan “Công ty lớn nên là yên tâm ấy mà” nhé.
Các công ty BĐS lớn hay thấy quảng cáo có nhiều trường hợp là dạng hợp đồng nhượng quyền thương mại フランチャイズ, mỗi một tiệm lại là một công ty hoàn toàn khác nhau.
Tức là, Cùng tên một công ty BĐS lớn, nhưng công ty vận hành khác nhau nên có tiệm thì tốt có chỗ thì dở đó nha.
Ngoài ra, kể cả là công ty BĐS đó OK thì vẫn có trường hợp người tanto đó “tiểu xảo”, nên bạn ko chủ quan phán đoán chỉ dựa vào đánh giá công ty, mà hãy so sánh giữa nhiều báo giá nhiều công ty khác nhau để chọn nơi đáng tin cậy.
◆ĐIỂM 2: XEM WEB HAY BLOG CỦA CÔNG TY BĐS
Để nhận định xem công ty tốt hay ko, việc xem web hay blog của công ty đó rất quan trọng.
Công ty nào tốt sẽ có xu hướng đăng lên những thông tin có ích cho người thuê nhà.
Mặt khác, HomePage của các công ty kém uy tín thì sẽ ko xuất từ quan điểm của người thuê nhà, thậm chí cả nửa năm cũng ko thấy thông tin gì mới.
Tuy nhiên, với trường hợp công ty BĐS lớn thì trụ sở 本社 sẽ đăng mới thông tin, nên ko thể dùng làm cơ sở để đánh giá cho tiệm nhỏ nhận nhượng quyền フランチャイズ được.
Để đánh giá tốt xấu cho một tiệm nào đó hãy xác nhận HomePage của từng tiệm nhỏ nhé.
Đến đây, mình chủ yếu cảnh báo về mặt xấu của ngành này để các bạn tự bảo vệ. Nhưng tất nhiên là vẫn có những công ty tốt, người tanto tốt.
VD, vẫn có trường hợp công ty trung gian còn CashBack cho người thuê 1 tháng tiền nhà mà đúng ko. (Vì họ đã nhận 2 tháng tiền môi giới từ Chủ nhà rồi)
Mình hiểu rồi, để gặp được các công ty tốt thì cần thiết phải lấy báo giá so sánh và xác nhận nội dung trên website !
MẸO 3: BIẾT GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐÀM PHÁN ĐÚNG MỰC
Thứ 3 là “Biết giá thị trường để đàm phán đúng mực“.
Sau khi lấy báo giá so sánh, tìm được công ty trung gian khá tốt rồi thì tiếp theo là Đàm phán.
Công ty tốt rồi thì cần gì thương lượng thêm nữa nhỉ?
Tất nhiên là có trường hợp OK luôn.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn có thể thương lượng thêm, hãy cùng xem các khoản nào có thể xem xét nhé.
Vì đây là điều hết sức quan trọng, nên mình sẽ nói trước, đó là khi Đàm phán, nhất định phải để lại chứng cứ như mail hay message.
Nếu có mail ghi lại như vậy, phía công ty sẽ ko thể nói những thứ gian lận lộ liễu được.
Hãy cùng xem các hạng mục trong báo giá cần chú ý, chia làm 3 nhóm như sau.
TIỀN VÀO NHÀ CẦN CHÚ Ý CÁC MỤC
HẠNG MỤC TUYỆT ĐỐI TỪ CHỐI
Những hạng mục này là những thứ mà thực sự ko cần thiết nhưng bên trung gian đã tự ý đưa vào để có thêm lợi nhuận.
Những công ty xấu có thể còn lấy đơn giá cao gấp 5 lần, cần hết sức chú ý.
Khi mà có những hạng mục này, bạn tuyệt đối phải từ chối ngay và luôn.
◆Hạng mục tuyệt đối từ chối 1: Phí làm hồ sơ
Đầu tiền là Phí làm hồ sơ.
Bên trung gian có thể lấy phí chấp nhận được đó là Phí môi giới trung gian.
Phí làm hồ sơ thì ko được phép yêu cầu người đi thuê thanh toán, nên bạn ko cần phải trả khoản phí này.
◆Hạng mục tuyệt đối từ chối 2: Phí bình cứu hỏa
Thứ 2 là Phí bình cứu hỏa
Việc trang bị bình cứu hỏa và chi phí này là do Chủ nhà phải làm, việc yêu cầu người đi thuê chịu chi phí này là ko được chấp nhận.
◆Hạng mục tuyệt đối từ chối 3: Phí diệt côn trùng, chống khuẩn, khử độc
Thứ 3 là Phí diệt côn trùng, chống khuẩn, khử độc.
Trong báo giá sẽ rất hay thấy xuất hiện loại phí này.
Đúng là mình có từng nhìn thấy phí này trong báo giá!
Nhưng mà họ làm chuyên nghiệp nên chắc là sẽ khử sạch chứ nhỉ?
Nói là chuyên nghiệp thì cũng ko được tin tưởng hoàn toàn đâu
Tất nhiên là sẽ có những công ty làm một cách tỉ mỉ cẩn thận, nhưng cũng có một số chỗ xấu chỉ ra HomeCenter mua bình xịt về làm qua loa.
Dù làm qua loa vậy nhưng họ vẫn đòi thanh toán vài man đó.
Tức là, các hạng mục kiểu diệt côn trùng, chống khuẩn, khử độc là dạng “kiếm thêm” của các công ty xấu.
Thực tế, năm 2018 đã từng xảy ra 1 vụ việc như này.
Nếu thực sự đi xịt diệt côn trùng thì đã ko tích kho 1 lượng lớn như vậy…
Sau vụ việc này, đã có xu hướng giảm việc làm báo giá khống hạng mục diệt côn trùng, nhưng vẫn còn tồn tại các công ty xấu ko làm gì mấy nhưng vẫn đòi hỏi những khoản thanh toán từ phía khách hàng.
Các công ty xấu như vậy, có thể đòi hỏi các khoản như dưới đây, cần hết sức chú ý.
◆Hạng mục tuyệt đối từ chối 4: Phí hỗ trợ cuộc sống 安心入居サポート
Thứ 3 là Phí hỗ trợ cuộc sống 安心入居サポート.
Tên gọi loại dịch vụ này có thể khác nhau, nhưng đại loại chỉ kiểu service hỗ trợ khi có sự cố gì đó với thiết bị trong nhà nói chung.
Có thể bạn nghĩ nó cần thiết vì để cho an tâm, nhưng về cơ bản cái này đã có trong Bảo hiểm hỏa hoạn 火災保険 rồi.
Công ty trung gian và công ty quản lý đưa ra dịch vụ này là vì họ muốn kiếm thêm tiền phí giới thiệu.
Mình đã có bài viết về cách sử dụng 火災保険 như dưới nhé.
Giả sử bạn bị phía công ty BĐS giải thích rằng đây là các điều khoản bắt buộc phải trả thì hãy trả lời lại là “Tôi sẽ sodan với chuyên gia về các khoản này xem có hợp lý ko” 「費用は強制という内容が妥当なのか専門家に確認します」
Khi đó, hãy tìm cách ký lục lại bằng email hoặc ghi âm để làm bằng chứng nhé.
Xem tiếp PHẦN 3 dưới đây.
コメント