Xem Phần 1 và Phần 2 qua link dưới đây.
Chúng ta hãy xem tiếp cụ thể trình tự các bước để giảm chi phí trả nhà ở dưới đây nhé.
Trình tự các bước để giảm chi phí trả nhà và điểm cần chú ý
Trong các phần 1 và phần 2, cho dù bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức cho mình rồi, nhưng nếu ko chuẩn bị tinh thần thật tốt trước, có thể bạn sẽ bị “thua” khi phải 立ち合い với công ty BĐS xấu.
Vì họ là những người giỏi mồm miệng, cao thủ trong việc đàm phán, bạn lại yếu thế vì là người nước ngoài khi nói tiếng Nhật, trước một “đối thủ đáng gờm” như vậy, việc quan trọng là phải Ký lục lại toàn bộ các giao dịch.
Do đó, khi làm việc với BĐS về cơ bản hãy sử dụng mail, tránh nói miệng và gặp trực tiếp.
Trường hợp bất khả kháng phải nói miệng và gặp trực tiếp, khuyến khích ghi âm lại nhé.
Đây là kinh nghiệm của mình khi đàm phán ở thế Yếu, còn đối thủ ở thế Mạnh hơn nhiều. Chia sẻ để bạn ghi nhớ và áp dụng khi cần thiết nhé.
Chỉ cần họ biết là mình đã có Ký lục thôi là cũng sẽ khó nói những điều phí lý.
Sau đây là thực tế cụ thể trình tự các bước để giảm chi phí trả nhà và điểm cần chú ý.
Mình sẽ giải thích lần lượt nhé
①Sử dụng BH cháy nhà火災保険 để sửa các hư hỏng trong khi đang ở.
Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra nội dung của BH cháy nhà火災保険 đang tham gia.
Nếu có khoản 「借家人賠償」の「不測かつ突発的な事故(破損・汚損)」thì sẽ được bồi thường hư hỏng gây ra trong nhà.
Tuy nhiên, khi ra khỏi nhà mới đòi BH là ko được chấp nhận đâu nhé.
Do vậy mỗi lần gây ra hư hỏng phải nhanh chóng báo BH để sửa ngay.
②Xác nhận nội dung hợp đồng thuê nhà.
Xác nhận nội dung hợp đồng thuê nhà để xem khi nào và cần gửi thông báo trả nhà cho ai.
Về thông thường thì sẽ là gửi thông báo cho công ty quản lý trước ngày trả nhà 1 tháng là được. Nhưng cũng có trường hợp cần trước 2 tháng, nên hãy chú ý nhé.
③Gửi thông báo trả nhà 解約通知(退去届)
◆Chú ý xem trong thông báo trả nhà 解約通知 có điểm nào bất lợi ko
Thông báo trả nhà 解約通知 thường có mẫu sẵn theo quy định của BĐS, thường hay có những điểm bất lợi cho người trả nhà.
Nếu như có các khoản đó ghi trong giấy thì phải làm sao?
Dùng bút kẻ ngang xóa các phần bất lợi đó, rồi đóng dấu vào là được nhé.
Có thể bên BĐS nói ko chấp nhận kẻ ngang thì đó là lời nói dối hoặc chỉ là BĐS đó ko biết, nên bạn ko phải sợ gì cả nhé.
Việc bắt nạt người khác làm các thủ tục ko cần thiết sẽ bị xếp vào tội ép buộc 強迫 theo Luật định. Nếu như bạn bị bắt phải theo các điều khoản bất lợi có trong giấy tờ của BĐS thì hãy ghi lại chứng cứ đó nhé. Ko việc gì phải “xoắn” cả.
Vốn dĩ tờ Thông báo trả nhà 解約通知 cũng ko nhất thiết phải theo Form có sẵn của bên BĐS đưa ra. Nếu ko có sẵn Form thì bạn có thể tự làm theo các nội dung dưới đây là OK.
BĐS mà nói nếu ko làm theo Form chỉ định của họ thì ko được chấp nhận trả nhà và tháng sau vẫn sẽ phát sinh tiền thuê nhà thì đó là nói dối, bạn ko cần thiết phải nghe theo.
◆Các thông tin ghi luôn trong thông báo trả nhà 解約通知
Thông tin cần ghi luôn trong thông báo trả nhà gồm 6 điều dưới đây.
1. Sau này các giao dịch tôi sẽ thông qua Email.
Hãy ghi địa chỉ Email của bạn và tuyên bố sau này sẽ chỉ liên lạc qua Email thôi.
Bằng cách dùng Email, sẽ tránh được tranh chấp “Cái này nói rồi, cái kia chưa nói”
Nhiều BĐS sẽ muốn gọi điện để nói chuyện trực tiếp, nhưng bạn hãy mặc kệ họ, nói đây là tôi làm theo lời khuyên của chuyên gia, và ngắt điện thoại đi ko vấn đề gì.
Việc ký lục các giao dịch trước một đối thủ mạnh hơn mình là điều hết sức quan trọng trong đàm phán, bạn hãy áp dụng thực tế nhé.
2. Chỉ rõ ràng các hư xước đã có sẵn từ lúc mới vào nhà.
Hãy chỉ trước các hư xước trong nhà đã có sẵn khi bạn mới chuyển vào nhà.
Lúc này cũng nhất thiết phải liên lạc bằng Email để có ký lục.
Nếu chỉ nói qua điện thoại thôi, thì có thể sau này họ sẽ chối là ko được nghe bạn nói trước về các hư hỏng đã có này.
3. Nếu ko muốn 立ち合い thì có thể ghi rõ là tôi sẽ ko 立ち合い.
Hả, ko 立ち合い có được ko vậy?
Có thể nhiều người ko biết, nhưng sự thực là vậy đó^^
Luật Pháp và Hướng dẫn ガイドライン đều ko có ghi nhất định phải 立ち合い
Mà việc 立ち合い với các bạn “yếu thế“ sẽ gây ra nhiều rắc rối nên mình khuyến khích bạn ko nên 立ち合い
Tất nhiên, trong số các BĐS yêu cầu 立ち合い, thì ko phải chỗ nào cũng xấu xa.
Nếu bạn từ chối 立ち合い đối với cty BĐS tốt thì có thể họ nghi vấn bạn đang gian dối gì đó.
Vấn đề là bạn biết mình có thể lựa chọn “立ち合いしない”, thực tế có tham gia hay ko thì bạn hãy tự quyết định cho mình.
Có thể BĐS sẽ nói là cần phải trả chìa khóa trực tiếp vào ngày 立ち合い, nên yêu cầu bạn phải tham gia. Nhưng thực tế, chìa khóa chỉ cần gửi bưu điện trả trước ngày ra nhà cũng được.
Nếu chọn tham gia 立ち合い thì hãy chú ý các điều tiếp dưới đây nhé.
4. Các hóa đơn chi phí ra nhà hãy tuân thủ theo Hướng dẫn 「ガイドライン」của Bộ.
Về các hóa đơn chi phí ra nhà, hãy Email trước cho BĐS các nội dung dưới đây, thì sẽ hạn chế được các khoản đòi hỏi quá đáng.
Vốn dĩ, Khi vào nhà thì tường hay sàn nhà có mới cứng hay ko Chủ nhà phải đưa ra được Chứng minh cụ thể.
Nhưng vẫn có những BĐS gian lận ko có chứng cớ gì mà cứ mặc định đó là đồ mới.
Thậm chí họ còn đổ lỗi do bạn, người đi thuê nhà mà ko chụp ảnh hay ghi lại chứng cứ gì thì là do lỗi ở bạn. Việc này là BĐS sai nhé. Bạn ko phải sợ.
Trong số các công ty xấu, có chỗ cứ nói vậy để nếu ai đó sợ mà trả tiền là họ Lucky.
Nên để tránh việc này thì hãy gửi liên lạc trước để chế ngự ngay từ đầu.
5. Các khoản phi lý trong hợp đồng 特約 là ko có hiệu lực.
Như đã nói trong Phần trước, các điều khoản bất lợi với người tiêu dùng trong hợp đồng phần lớn ko thỏa mãn điều kiện nên sẽ vô hiệu lực.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp tùy từng hợp đồng nên hãy xác nhận lại các điều khoản nhé.
6. Các khoản tiền tôi sẽ xác nhận với chuyên gia rồi mới trả lời.
Việc ban tuyên bố trước điều này sẽ có tác dụng áp chế đối với BĐS.
Họ sẽ khó mà yêu cầu các khoản phi lý, hay bắt ép bạn ký kết.
Thêm nữa, hãy giữ lại chứng cứ là bạn đã gửi Thông báo trả nhà 解約通知書 nhé.
Để phòng tránh trường hợp Bạn đã gửi thư rồi nhưng mà có thể họ sẽ nói là ko nhận được.
◆VD về các khoản đòi hỏi của BĐS xấu
Xin giới thiệu vài VD về cách nói và đòi hỏi của BĐS xấu như dưới đây.
1. Hãy trả tiền dọn nhà và thay chìa khóa trước khi ra nhà.
Nếu như có điều này ghi trong Hợp đồng thuê nhà, thì đó là điều kiện bất lợi đối với người tiêu dùng, và Vi phạm Điều 10 trong Luật Hợp đồng với người tiêu dùng 費者契約法10条. Tức là sẽ bị vô hiệu hóa.
Nếu ko có ghi trong hợp đồng, hãy nói “Tôi sẽ sodan với chuyên gia, Nếu nhất định phải trả tiền đó trước khi ra nhà thì hãy gửi Email chứng cứ của việc đó”
2. Nếu ko 立ち合い thì sẽ ko hoàn thành trả nhà. Tháng sau vẫn phải trả tiền thuê.
Đây là 1 lời nói dối của BĐS xấu. Có thể lựa chọn ko tham gia 立ち合い.
Chỉ cần gửi thông báo trả nhà và trả chìa khóa là đã hoàn thành việc trả nhà, ko thể đòi thêm tiền thuê tháng sau.
3. Tại sao lại ko thể 立ち合い?
Luật Pháp và Hướng dẫn ガイドライン đều ko có ghi bắt buộc phải 立ち合い. Tôi muốn tránh các rắc rối khi đối diện trực tiếp. Hãy trả lời họ một cách lịch sự như vậy.
Nếu là BĐS tốt, sẽ tích cực giao tiếp với người đi thuê để cả 2 bên cùng đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho đôi bên.
Còn BĐS xấu sẽ đơn phương ép buộc người đi thuê phải 立ち合い để mà thúc ép ký vào giấy tờ có lợi cho mình, nên các bạn chú ý nhé.
4. Hướng dẫn 「ガイドライン」chỉ là Hướng dẫn, ko có hiệu lực Pháp lý.
Tòa án cũng dựa vào Hướng dẫn 「ガイドライン」 để mà phán quyết.
Mặc dù Pháp Luật và Hướng dẫn 「ガイドライン」là khác nhau nhưng đã có dẫn chứng cụ thể từ các vụ án trước đây là Toàn án Tối cao cũng tuân thủ theo Hướng dẫn 「ガイドライン」này.
Điều đó có nghĩa là thực chất nó ràng buộc về mặt pháp lý.
5. Sau này mày sẽ ko thuê được nhà nữa đâu.
Vẫn sẽ thuê được nhà mà ko có vấn đề gì. Bạn ko phải sợ.
Tất nhiên là những hư hỏng do bạn thực sự gây ra thì phải có nghĩa vụ đền bù nhé.
Nếu bạn muốn trốn tránh trách nhiệm đền bù của mình mà nói ko tham gia 立ち合い thì cũng ko đươc chấp nhận đâu nhé.
6. Nếu ko 立ち合い thì tao sẽ vứt hết đồ trong nhà ra ngoài.
Ôi có người sẽ làm vậy thật hả!?
Thực tế cũng có trường hợp đó xảy ra.
Trường hợp này thì hoàn toàn 100% BĐS đã có hành vi Phạm Tội nên chỉ cần nói chuyện với Luật sư thì họ sẽ phải bồi thường toàn bộ đồ đạc trong nhà và tiền bồi thường tổn thất tinh thần cho bạn, có khi lên tới 100 man.
Thậm chí công ty đó sẽ phải chịu xử phạt Đình chỉ hoạt động kinh doanh 業務停止命令
④Chuyển toàn bộ đồ đạc ra khỏi nhà.
Đến trước ngày ra nhà, hãy chuyển toàn bộ đồ đạc đi và chụp thật nhiều ảnh trong nhà.
Để mà có bằng chứng chống lại trường hợp BĐS xấu cố tình tạo vết xước trên tường hay làm giả ảnh để đổ cho bạn làm hư và đòi tiền tu sửa.
Tổng vệ sinh trước khi trả nhà thì tham khảo bài này nha.
⑤Tachiai立ち合い
Nếu bạn tham gia 立ち合い thì hãy tuân thủ các điểm dưới đây.
Đặc biệt là việc Bất kể giấy tờ gì cũng ko được ký ngay lúc đó cực kỳ quan trọng về sau.
Ko cần ký gì cả cũng có thể hoàn thành việc trả nhà, nên hãy nói với BĐS là “Tôi sẽ sodan với chuyên gia rồi mới ký” là được.
Lúc 立ち合い cho dù có bị chỉ trích hỏng này hư kia thì hãy nói “Hãy ghi tất cả vào Hóa đơn và gửi mail cho tôi” là được nhé, ko cần phải đồng ý gì ngay lúc đó cả.
BĐS xấu muốn bạn 立ち合い có thể bên ngoài thì nói là để 2 bên cùng xác nhận chi phí phục hồi nguyên trạng, nhưng thực chất là muốn ép bạn ký giấy tờ ngay lúc đó.
Kể cả ko biết gì mấy về phạm vi của Phục hồi nguyên trạng 原状回復 nhưng một khi đã ép được đối phương ký giấy rồi thì sau này sẽ thuận lợi cho họ đòi tiền.
Kể cả các khoản bất lợi cho người đi thuê nhưng mà nếu có chứng cứ là đã được ký rồi thì họ có thể yêu cầu thanh toán.
Tuyệt đối ko được ký gì cả ngay lúc 立ち合い đó
Chi tiết hơn về TACHIAI, hãy tham khảo bài này.
⑥Trả lại chìa khóa trước ngày hủy hợp đồng.
Việc trả nhà được hoàn tất khi đã gứi thông báo trả nhà và gửi trả chìa khóa, do đó đến trước ngày trả nhà, hãy trả lại chìa khóa nhà cho họ.
Ko nhất thiết phải trực tiếp trao tận tay chìa khóa đâu nhé.
Nếu ko 立ち合い thì chỉ cần gửi bưu điện cũng được.
⑦Kiểm tra các chi tiết khi bạn nhận được hóa đơn.
Nếu ko có hóa đơn thì tức là bạn đã trả nhà an toàn vô sự.
Nhưng nếu có hóa đơn gửi đến thì nhất định phải xác nhận rõ nội dung chi tiết trong đó.
Nếu hóa đơn chỉ ghi mỗi số tiền ko thôi thì ko được chấp nhận.
◆Các điểm cần Check Hóa đơn
Phải kiểm tra xem Phần mình phải chịu Phục hồi nguyên trạng có đúng hay ko.
Hãy xác nhận nội dung đó có theo đúng như 原状回復のガイドライン ko
◆Các điểm dễ bị gian lận: Đơn giá của giấy dán tường và m2
Trong Hóa đơn chi phí ra nhà, đặc biệt phần đơn giá tính của Giấy tường クロス và cách tính m2 rất hay bị gian lận nên phải chú ý.
Giấy dán tường クロス có đơn giá tùy theo địa phương nhưng mặt bằng thị trường khoảng 700~800 yên gì đó.
Nếu như bị tính đắt gấp đôi 1,500 Yên, rồi tính phạm vi dán lại rộng hơn chỗ bị hỏng, thì đó là gian lận.
Phạm vi tính diện tích giấy dán là theo chiều cao tường x chiều rộng = m2 nhé.
VD như tường nhà cao 2.5m, bề rộng bức tường đó là 4m, khi thay giấy dán 1 mặt tường đó thì diện tích là 2.5 x 4 = 10 m2.
Nếu họ đòi 100 m2 thì nghĩa là ứng với 10 mặt tường như vậy
Làm gì có chuyện đó, mình đâu có làm hỏng nhiều như vậy.
Có thể tham khảo VD về đền Giấy dán tường qua bài viết dưới.
Trường hợp bị công ty bảo lãnh gửi hóa đơn đòi tiền thì sao, cùng xem tiếp dưới đây.
コメント