Xem Phần 1 và Phần 2 qua link dưới đây.
Chúng ta cùng đi vào nội dung của PHẦN 3 nhé.
HẠNG MỤC DỄ ĐÀM PHÁN
Những hạng mục sau đây hay bị gian lận, có khả năng thương lượng được.
◆Hạng mục dễ đàm phán 1: Phí trung gian 仲介手数料
Thứ 1 là Phí trung gian 仲介手数料.
Bạn cần biết là công ty trung gian sẽ nhận phí môi giới trung gian từ phía Chủ nhà.
Thực ra, Luật pháp quy định rõ là Công ty trung gian chỉ được phép lấy phí môi giới tối đa là 1 tháng tiền nhà từ phía Chủ nhà + Người đi thuê nhà.
Ở đây, điểm quan trọng là đoạn Chủ nhà + Người đi thuê nhà.
Tức là ko phải lấy từ cả 2 phía mỗi bên 1 tháng đâu nhé.
Tuy nhiên, có một số công ty sẽ nói cái cớ là họ nhận từ phía Chủ nhà là phí quảng cáo và phí cung cấp thông tin chứ ko phải phí môi giới.
Kể cả như vậy đi chăng nữa thì về nguyên tắc, công ty trung gian cũng chỉ được phép nhận từ người đi thuê nhà tối đa là 0.5 tháng tiền nhà thôi.
Nhưng nếu người đi thuê nhà đồng ý thì bên trung gian mới được phép nhận 1 tháng tiền nhà.
Thực tế, có người đã trả 1 tháng tiền phí môi giới, sau đó đi kiện và được trả lại 0.5 tháng.
Tham khảo : 1カ月分は取りすぎ 賃貸の仲介手数料、業者に返還命令:朝日新聞デジタル (asahi.com)
Điều 46 Luật Kinh doanh bất động sản có ghi rõ là chỉ được thu đến tối đa 0.5 tháng tiền nhà. Nhưng vẫn có công ty trung gian vi phạm vì người đi thuê ko biết đến điều này.
Tóm lại, Bạn cần nhớ người đi thuê chỉ trả Phí môi giới trung gian nhiều nhất là 0.5 tháng tiền nhà.
Ngoài ra, gần đây cũng có nhiều công ty miễn phí luôn phí môi giới trung gian đó.
Vì sao, vì công ty nào thì cũng lấy nguồn thông tin từ REINS, cùng đối ứng căn nhà giống nhau, nên họ cạnh tranh, muốn tạo ra sự khác biệt với công ty khác.
Nếu lấy vài cáo báo giá của các công ty khác nhau, thì biết đâu có thể tìm ra công ty miễn phí môi giới nhỉ!
Chú ý là, Phí môi giới 仲介手数料 ko bao gồm phí công ích 共益費 nhé.
VD, tiền nhà 8man, phí công ích 8sen, thì người đi thuê chỉ phải trả phí môi giới tối đa 4man (+ thuế tiêu dùng) nhé.
Có trường hợp công ty trung gian cộng cả phí công ích vào để tính phí môi giới, chú ý nha.
◆Hạng mục dễ đàm phán 2: Bảo hiểm hỏa hoạn 火災保険
Thứ 2 là Bảo hiểm hỏa hoạn 火災保険.
Bảo hiểm hỏa hoạn được dùng trong trường hợp chẳng may làm cháy nhà hoặc ngập nước.
Về cơ bản người đi thuê nhà có nghĩa vụ phải vào bảo hiểm này trước khi nhận nhà.
Vấn đề ở đây là, có công ty trung gian bắt buộc người đi thuê phải vào loại bảo hiểm vừa đắt mà nội dung bồi thường khi có bất trắc thì ko đủ.
Có nhiều bạn cứ thế nghe theo chỉ định của BĐS mà vào bảo hiểm này đúng ko?
Mua bảo hiểm công ty nào, loại nào, là người thuê nhà có quyền tự quyết định.
Do đó, hãy trả lời lại BĐS “Bảo hiểm hỏa hoạn ko thể bị chỉ định bắt buộc đúng ko?”「火災保険への加入は強制できませんよね?」
Bạn chỉ cần mua bảo hiểm khoảng 4sen/năm là đủ nội dung bồi thường rồi.
Các loại bảo hiểm hỏa hoạn được khuyến khích dưới đây.
HẠNG MỤC CÓ THỂ THƯƠNG LƯỢNG
Cuối cùng, hãy cũng xem các hạng mục có thể thương lượng nhé.
◆Hạng mục có thể thương lượng 1: Tiền nhà, phí công ích 賃料・共益費
Thứ 1 là Tiền nhà, phí công ích 賃料・共益費
Các tiền này thì thương lượng với Chủ nhà, chứ ko phải với công ty trung gian.
Tuy nhiên, công ty trung gian cũng là kinh doanh “kiếm cơm” nên họ ko nhất định phải thật sự chuyển lời của bạn đến chủ nhà, khi mà bạn chưa chắc đã thuê căn nhà đó hay ko.
Chủ nhà cũng vậy, người chưa chắc đã thuê nhà cho họ thì họ sẽ khó mà nói chuyện thương lượng với mình.
Với trường hợp này, mẹo là Bạn thử thể hiện quyết tâm sẽ chọn căn nhà này nếu như được chấp nhận 1 trong vài điều kiện bạn đưa ra.
Thương lượng với 2 điều kiện “Có thể/Ko thể” ko hay bằng 2 điều kiện “Free 1 tháng hoặc Giảm tiền thuê” thì tốt hơn.
Với nhiều năm kinh nghiệm đàm phán chuyện mua bán giá cả với nhiều công ty khác nhau, trên đây là 1 trong những kinh nghiệm thương lượng mình có được để áp dụng vào cuộc sống, chia sẻ cho các bạn biết nhé^^
Nếu như công ty trung gian ngay lập tức trả lời “Ko được”, thì bạn xác định đổi người tanto khác hoặc đổi công ty trung gian khác.
Vì sao? Chủ nhà mới là người có quyền quyết định được hay ko được, người tanto công ty trung gian ko có quyền quyết ngay tại chỗ như vậy được.
Từ mỗi cách đối ứng của người tanto hay công ty trung gian mà chúng ta nhìn ra sự thật về họ.
◆Hạng mục có thể thương lượng 2: Tiền cọc, tiền lễ 敷金・礼金
Thứ 2 là Tiền cọc, tiền lễ 敷金・礼金
Giống như hạng mục trên, tiền này cũng là thương lượng với chủ nhà.
Nên chúng ta cũng sẽ thử thể hiện quyết tâm chọn nhà và đưa ra nhiều lựa chọn điều kiện.
Nhưng cũng có khi Tiền lễ là do công ty trung gian tự ý thêm vào, cần chú ý nhé.
Tiền cọc thì khi ra khỏi nhà có thể được trả lại, chứ tiền lễ thì bên Trung gian có khi ko cần xác nhận hay đồng ý của chủ nhà đã cố ý tự thêm vào.
Tiền lễ đắt hay rẻ thì bạn hãy lấy nhiều báo giá so sánh để biết nhé!
◆Hạng mục có thể thương lượng 3: Phí làm sạch ハウスクリーニング代
Thứ 3 là Phí làm sạch ハウスクリーニング代
Phí làm sạch có thể bị thu Đầu vào nhà hay khi ra khỏi nhà.
Trường hợp thu đầu vào, khi đi xem nhà nếu thấy nhà sạch rồi thì hãy nói KO cần làm sạch nữa.
Nếu trong hợp đồng có ghi khi ra nhà phải mất phí này thì hãy thương lượng để bỏ điều khoản này ra.
Trong Hướng dẫn của Bộ Đất Đai Giao thông Nhật Bản có ghi rõ Phí làm sạch này do chủ nhà chi trả là hợp lý. 住宅:「原状回復をめぐるトラブルとガイドライン」について – 国土交通省 (mlit.go.jp)
Có những công ty “đểu” còn thu phí này cả khi vào và ra nhà, chú ý nhé.
◆Hạng mục có thể thương lượng 4: Phí thay chìa khóa 鍵交換代
Thứ 4 là Phí thay chìa khóa 鍵交換代l
Với dạng ổ khóa thông thường thì phí thay khoảng 1~1.5 man.
Nếu như bạn bị báo giá cao hơn giá này nhiều thì khả năng gian lận đó, chú ý nhé.
Nếu bạn thấy dùng khóa cũ vẫn ổn thì ko cần thay khóa cũng được.
Nếu như lo lắng về セキュリティ thì tự mình gọi thợ khóa đến thay là cách rẻ nhất.
Về cơ bản sẽ ko có quy định Cấm ko tự ý thay ổ khóa trong hợp đồng, nhưng để chắc ăn thì hãy xác nhận trước nhé.
◆Hạng mục có thể thương lượng 5: Phí công ty bảo lãnh 保証会社加入料
Thứ 5 là Phí công ty bảo lãnh 保証会社加入料
Giá thị trường của Phí công ty bảo lãnh là 50%~80% tiền nhà.
Nhưng có những công ty trung gian tự ý thêm phí này phí kia vào để đòi thanh toán, chú ý nha.
Hãy nhận báo giá Phí bảo lãnh và Tờ quảng cáo của công ty bảo lãnh, để xác nhận nội dung xem có bị gian lận tự ý thêm các phí khác vào ko.
Nội dung báo giá và tờ quảng cáo giống nhau là OK
Ôi, Đến đây là chúng ta đã giải thích rất nhiều các hạng mục khác nhau. Khi nói về thương lượng, sẽ có ý kiến cho là ko phải cái gì cũng đòi giảm được, định để công ty trung gian sập tiệm làm ăn à?
Nhưng điều mà mình muốn truyền đạt ở đây, ko phải là cái gì cũng đòi rẻ đi.
Đối với người thuê và chủ nhà, công ty trung gian có vai trò quan trọng, nên họ có quyền nhận được thù lao hoa hồng xứng đáng.
Những khoản nào mà rõ ràng trái với Luật quy định, thì hãy thương lượng để đưa nó về chỗ hợp lý.
Khi đàm phán cũng phải khéo léo, ko được phàn nàn, mà hãy đưa ra các bằng chứng cụ thể để 2 bên cùng đi đến tán thành với nhau.
Khi đàm phán, có thể bên kia sẽ nói Hướng dẫn của Bộ Đất Đai Giao thông 国土交通省の原状回復ガイドライン ko có hiệu lực ràng buộc Pháp lý.
Nhưng thực tế cụ thể các vụ kiện tụng đều phán quyết theo Hướng dẫn này, do đó nó được coi là có sức mạnh Pháp lý.
TỔNG KẾT: HÃY TRANG BỊ KIẾN THỨC ĐỂ THUÊ NHÀ VỚI GIÁ ĐÚNG
Bai viết này mình đã giới thiệu cho các bạn về Mẹo khi đi thuê nhà ở Nhật.
Ngành BĐS và việc tìm nhà thuê khá phức tạp, phát sinh nhiều loại chi phí. Do đó, bạn muốn bảo vệ mình và gia đình thì cần thiết phải trang bị các kiến thức này.
Nếu bạn ko biết thì sẽ rất dễ bị gian lận.
Khi đi tìm thuê nhà, nhất định phải nhớ.
Nếu bạn nào muốn tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức khi thuê nhà ở Nhật, hãy tham khảo cuốn sách 家賃は今すぐ下げられる! [ 日向咲嗣 ] sau đây.
PHÁT XÍT đã viết nhiều bài về BĐS ở Nhật, từ thuê nhà đến mua nhà sao cho có lợi nhất cho vị trí người tiêu dùng như chúng mình. Các bạn tham khảo dưới đây nha.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Phatxit.net thấy hạnh phúc nếu thông tin trên giúp được bạn điều gì đó. Nếu thấy hay và có ích, hãy chia sẻ trang web tới người thân, bạn bè nữa nhé. Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để mình cố gắng viết nhiều hơn nữa. Like và Follow Facebook của phatxit.net để đón nhận những bài viết mới tiếp theo nhé!
コメント